Đề luyện Violympic Toán lớp 3

252 bài Toán luyện thi Violympic lớp 3 là bộ đề ôn luyện tổng hợp mà Vn
Doc đã dày công sưu tầm và giới thiệu. Các đề thi Violympic Toán lớp 3 này dành cho các em học sinh lớp 3 giúp các em tham khảo thêm các dạng đề Toán, tự ôn luyện kiến thức trước khi bước vào kỳ thi giải Toán qua mạng Internet. Mời các em cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Olympic toán lớp 3


Đề thi tự luyện nâng cao lớp 3

Bài 1: Tìm x

a. x - 452 = 77 + 48

b. x + 58 = 64 + 58

c. x - 1 – 2 – 3 – 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.


Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km ... đến B cỳ cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cụ giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 7: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a) 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)

c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 8: Bạn An viết dãy số: 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1... (Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, ...) Hỏi:


a. Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?

b. Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số 0?

Bài 9: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 10: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 11: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 12: Anh đi từ nhà đến trường hết giờ. Em đi từ nhà đến trường hết giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức :

a) 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 34 + 36 + 38 + 40

b) 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 35 + 37 + 39

Bài 14: Hiện tại em học lớp 1, còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 15: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?


Bài 16: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 17: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.

Bài 18: Biết

*
tấm vải đỏ dài bằng
*
tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

Bài 19: Tính giá trị của biểu thức:

Bài 20: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.

Bài 21: Hãy nêu “qui luật” viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa:

a) 1, 4, 7, 10, …

b) 45, 40, 35, 30, …

c) 1, 2, 4, 8, 16, …

Bài 22: Cô giáo có 5 gói kẹo, mỗi gói có 24 chiếc. Cô chia đều cho các cháu ở lớp mẫu giáo, mỗi cháu được 5 cái kẹo. Hỏi lớp đó có bao nhiêu cháu?

Bài 23: Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn.

Bài 24: Một hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu giảm chiều rộng đi 6cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích giảm đi 120cm2.

Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.

Bài 25: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 100 + 100 : 4 – 50 : 2


b) (6 x 8 – 48) : ( 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15)

Bài 26: Cho dãy số : 2, 4, 6, 8, 10, 12, … Hỏi:

a) Số hạng thứ 20 là số nào?

b) Số 93 có ở trong dãy trên không? Vì sao?

Bài 27: Tìm số có 3 chữ số, biết rằng khi xoá bỏ chữ số 7 ở hàng đơn vị, ta được số mới kém số phải tìm là 331.

Bài 28: Người ta trồng chuối xung quanh một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng là 8m, chiều rộng bằng

*
chiều dài. Hỏi xung quanh mảnh đất đó trồng được bao nhiêu cây chuối, biết rằng hai cây chuối trồng cách nhau 4m?

Bài 29: Có hai ngăn sách. Cô thư viện cho lớp 3A mượn

*
số sách ở ngăn thứ nhất, cho lớp 3B mượn
*
số sách ở ngăn thứ hai. Như vậy mỗi lớp đều được mượn 30 cuốn. Hỏi số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách cònn lại ở ngăn thứ nhất là bao nhiêu cuốn?

Bài 30: Em đi học lúc 7 giờ và đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi em đã đi hết bao nhiêu phút?

Bài 31: Tìm x:

Bài 32: Thùng thứ nhất chứa 160l dầu, thùng thứ hai chứa 115l dầu. Người ta lấy ra ở mỗi thùng số lít dầu như nhau thì số dầu còn lại ở thùng thứ nhất gấp 4 lần số dầu còn lại ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng lấy ra bao nhiêu lít dầu?

Bài 33: Hiện nay tuổi mẹ hơn tổng số tuổi của Hạnh và Thanh là 10 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tổng số tuổi của Hạnh và Thanh bằng tuổi mẹ?

Bài 34: Tổng hai số là 64. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 và dư là 4. Tìm hiệu hai số đó.

Bài 35: Một hình chữ nhật có chu vi là 80cm. Nếu tăng chiều dài 5cm thì diện tích tăng 75cm2. Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật đó.

Bài 36: Cùng một quãng đường, ô tô thứ nhất chạy hết

*
giờ, ô tô thứ hai chạy hết 16 phút, ô tô thứ ba chạy hết
*
 giờ. Hỏi ô tô nào chạy nhanh nhất?


Bài 37: Để đánh số trang một cuốn sách dày 150 trang người ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

Bài 38: Tìm số có ba chữ số biết rằng chữ số hàng trăm và hàng đơn vị gấp kém nhau 4 lần và chữ số hàng chục hơn chữ số hàng trăm là 8.

Bài 39: Khi nhân số với 7, bạn An quên mất chữ số 1 ở hàng trăm. Hỏi tích bị giảm đi bao nhiêu đơn vị?

Bài 40: Tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ. Cửa hàng đã bán được 7m vải đỏ và 37m vải xanh, như vậy số một vải còn lại ở hai tấm bằng nhau. Hỏi lúc chưa bán, mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?

...........

Ngoài 252 bài Toán luyện thi Violympic lớp 3, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

Phiên bản mới gồm 2 bài, về nội dung được tạo ngẫu nhiên, giúp học sinh làm đi làm lại nhiều lần với kết quả khác nhau.


*
Vòng 2: Cộng trừ các số có 3 chữ số

Cộng trừ các số có 3 chữ số

Bài 1: Em hãy tìm các cặp ô chứa số, phép tính có kết quả bằng nhau trong bảng sau.

Hướng dẫn: Em có 5 phút để chọn hết các cặp ô vuông có kết quả bằng nhau. Bằng cách nhấn vào 2 ô có kết quả bằng nhau, 2 ô đó sẽ biến mất

Mẹo: Để tìm nhanh kịp thời gian, em chỉ tìm kết quả của số cuối cùng, rồi so sánh kết quả số cuối cùng của các ô còn lại


*
Vòng 3: Xem đồng hồ

Học xem giờ, bé học xem giờ, sắp xếp thời gian.

Chương trình được lập trình ngẫu nhiên, có kém có dư, ví dụ có 12 giờ kém 5, hoặc 11 giờ 55 phút.

Hãy chọn các ô chứa số đo thời gian trong bảng sau theo giá trị tăng dần:


*
Vòng 4: Ôn luyện bảng nhân 6

Ôn luyện thi Violympic Vòng 4

Nội dung: Ôn luyện bảng cửu chương 6, phép nhân 6

Đồng thời dùng chung cho học sinh không thi
Violympic, vòng thi này tập trung vào phép nhân 6, ôn luyện, phép cộng phép trừ, thời gian 5 phút, cố gắng làm càng ít thời gian càng tốt, làm nhiều lần, mỗi lần là kết quả khác nhau, giúp ôn luyên thi
Violympic đạt điểm cao hơn


*
Vòng 5: Luyện thi Vi
Olympic toán lớp 3

Nội dung ôn luyện bảng nhân từ 2 đến 6, các bài toán về phân số:

VD:Số viên bi của Minh bằng 1/2 số viên bi của Tùng. Nếu Tùng cho Minh 4 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi Tùng có bao nhiêu viên bi?


*
Vòng 6: Em hãy tìm các cặp ô chứa số, phép tính có kết quả bằng nhau

Bài 1: Em hãy tìm các cặp ô chứa số, phép tính có kết quả bằng nhau trong bảng sau.

Bài 2:Bạn hãy di chuyển con thỏ đến củ cà rốt bằng các phím mủi tên (←↑→↓)


Luyện thi violympic toán lớp 3 vòng 7

Phép nhân các số trong phạm vi 7

Gồm 3 dạng bài tập

- Chọn ô có kết quả tăng dần

- Ai là triệu phú lớp 3

- Tìm đường đi trong mê cung giúp thỏ tìm đến củ cà rốt


Chọn cặp số có kết quả bằng nhau, tổng hợp phép nhân và phép chia

Bài 2: Tìm đường đi trong mê cung cho thỏ:

Các bài toán: được tạo số ngẫu nhiên:

Một phép chia có số bị chia là 56, thương là 6 số dư là 2. Số chia của phép tính đó là:...

Một phép chia có số bị chia là số lớn nhất có hai chữ số, thương bằng 5, số dư kém thương 1 đơn vị. Số chia của phép chia đó là:


Các bài toán về đơn vị đo độ dài lớp 3

Bài 1, Sắp xếp các ô có giá trị tăng dần theo độ dài:

Đổ độ dài về mm rồi tính

1km= 10hm=100dam=1000m=10000dm=100000cm=1000000mm

Bài 2: Các bài toán về đơn vị đo độ dài, mô phỏng chương trình ai là triệu phú


Mục đích: Giúp học sinh đổi được đơn vị đo độ dài, từ ki-lô_mét đến mi-li-mét

Bài 2: Các bài toán về đơn vị đo đọ dài, tập hợp tất cả các bài toán khó lớp 3 về đơn vị đo độ dài.

Thực hành đơn vị đo độ dài, Các bài toán liên hệ với độ dài trong thực tế, như cây thước của em dài bao nhiêu cm, đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu ki-lô-mét, chiều cao của em là bao nhiêu cm.

Xem thêm: Cách tham gia thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu, just a moment


Bài 1: Trong phép chia hết, 10(được thay đổi khi mỗi lần chơi khác nhau) chia cho mấy để được thương lớn nhất?
Bài 3: Thùng thứ nhất chứa "alít dầu. Thùng thứ hai chứa số dầu bằng 1/a số dầu ở thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
- Trong biểu thức nếu chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
- Trong biểu thức nếu chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
- Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, thì ta thực hiện phép nhân, chia trước(chia, nhân) từ bên trái của phép nhân chia trước, rồi thực hiện phép cộng từ sau.