Việc dạy trẻ đọc các con vật không chỉ thỏa mãn sự yêu thích, tò mò của bé đối với thế giới động vật mà còn giúp ích rất lớn cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức ở con. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả như mong muốn thì bố mẹ cần có phương pháp dạy hiệu quả. Ở bài viết này, https://vnkid.vn/ đã tham vấn các chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm về cách dạy bé những con vật hay nhất và chia sẻ đến bậc phụ như sau.

Bạn đang xem: Dạy bé nói các con vật

8 cách dạy bé những con vật hay nhất

Làm thế nào để trẻ phân biệt được con vịt và con gà? Con heo kêu như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm được cách dạy bé nhận biết các con vật nhanh và ghi nhớ lâu nhất. 

Bộ xếp hình động vật – Cách dạy bé những con vật hay nhất

Vừa chơi vừa học là một trong các biện pháp giáo dục trẻ nhỏ tốt nhất. Vì thế, bố mẹ nên chọn những trò chơi có sử dụng hình ảnh con vật để mua về cho bé chơi, điển hình như bộ xếp hình động vật.

*
Chơi xếp hình là cách tốt nhất để nhận biết thế giới độngTrong quá trình chơi ghép hình, bé không chỉ cảm thấy thích thú, vui vẻ mà còn có thể nhận diện chính xác từng loài động vật. Bên cạnh đó, đồ chơi xếp hình được chuyên gia giáo dục đánh giá là bộ môn có tác dụng kích thích trí não, óc tư duy logic và rèn luyện kỹ năng tập trung ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả.

Dạy các con vật cho bé qua thẻ ghi nhớ (Flashcard)

Thẻ Flashcard là một cách dạy bé những con vật hay nhất mà bố mẹ nên áp dụng. Mỗi chiếc thể đều được in những con vật khác nhau và bố mẹ sẽ chỉ vào từng chiếc thẻ rồi dạy con đọc. 

Song song đó, bố mẹ có thể kết hợp cho bé nghe những âm thanh, tiếng kêu tương ứng của loài thú trên thể. Điều này sẽ giúp các bé nhận biết đầy đủ hơn về những loài động vật được học.

Dạy bé học các loài vật cực hay qua sách, truyện

Sách, báo, truyện tranh là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc dạy bé học các con vật qua hình ảnh. Bố mẹ nên chọn những cuốn sách, truyện tranh có hình ảnh động vật đẹp mắt, ngộ nghĩnh và tươi sáng. Trong quá trình dạy bé, bố mẹ hãy đặt ra những câu hỏi đơn giản để bé trả lời nhé.

*
Dạy bé các con vật quen thuộc qua những cuốn truyện tranhPhương pháp dạy các con vật cho bé thông minh này không chỉ giúp trẻ làm quen với thế giới động vật mà còn hình thành nên thói quen đọc sách từ khi còn rất sớm ở trẻ. Hơn thế nữa, có thể nuôi dưỡng niềm đam mê sách sở, học tập ở trẻ sau này. 

Cho trẻ tô màu tranh các con vật

Cách dạy trẻ học các con vật quen thuộc này là phương pháp đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Bởi vì, cách này vừa cho hiệu quả cao vừa đúng với sở thích của mọi trẻ nhỏ.

Các rất nhiều tranh ảnh về thế giới động vật mà bố mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm ở nhà sách hoặc trên internet và in ra cho con tô màu. Trong khi con tô màu, bố mẹ có thể nói chuyện với bé về mỗi loài động vật. Đồng thời, hỏi những câu đơn giản như “Con tô con gì đây”, “Con vật này sống ở đâu”, “Con vật này kêu như thế nào”…

Dạy trẻ học các con vật qua âm nhạc

Có rất nhiều bài hát thiếu nhi về động vật mà bố mẹ có thể dạy con hát và giúp bé hình thành thận thức đối với các loại động vật quen thuộc. Ví dụ như bài “Con gà trống gáy ò ó o” hay “Chú ếch con”…

*
Âm nhạc là cách hữu hiệu để bé ghi nhớ về các loài động vậtNgoài ra, những bài hát có hình ảnh động minh họa về cách nhảy, di chuyển, ăn uống… của loài động vật còn giúp bé hiểu rõ hơn tập tính ở từng con vật.

Sử dụng trang phục các loài động vật 

Một cách dạy bé những con vật hay nhất mà bố mẹ không nên bỏ qua đó chính là sử dụng trang phục mô phỏng lại hình dáng động vật. Những bộ trang phục này được thiết kế tinh xảo, giống như thật đến từng chi tiết nhỏ và bàn tràn lan trên thị trường.

Bố mẹ có thể mua cho mình và con những bộ trang phục về động vật rồi cùng đóng giả. Sau đó giả tiếng kêu của từng loài động vật và thách con đoán được. Điều này không chỉ giúp bé phát triển tư duy, trí tưởng tượng mà còn giúp bố mẹ gắn kết với con hơn.

Dạy bé nhận biết các con vật qua Youtube, chương trình thế giới động vật trên truyền hình

Trên Youtube có rất nhiều video giáo dục về tất cả các loài động vật trên thế giới. Không những thế, nhiều video còn phân chia động vật sống trên cạn, động vật sống dưới nước… hay động vật quen thuộc nhất với trẻ nhỏ để bố mẹ dễ dàng lựa chọn. 

*
Trên Youtube có rất nhiều chương trình thế giới động vật để bố mẹ dạy béTại đây, trẻ có thể xem được những hình ảnh chất lượng cao về thế giới động vật vì máy ảnh có khả năng phóng to, thu nhỏ để bắt được các chi tiết thú vị nhất của chúng. 

Đưa trẻ đến thăm quan các vườn thú, đi dã ngoại ở rừng hoặc các khu vực ngoài trời

Sở thú hay trang trại là những địa điểm mà bậc phụ huynh nên cho con đi tham quan thường xuyên, đặc biệt là trong quá trình dạy các con vật cho bé phát triển tư duy. Tại những nơi này, trẻ sẽ được tận mắt nhìn thấy các loài động vật, hiểu rõ hơn về tập tính, kích thước, hình dáng, cách chúng ăn uống…

Sau khi những chuyến đi này, bé không những vui vẻ hơn mà còn học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích, gần gũi với thiên nhiên và ghi nhớ lâu về thế giới động vật. 

Những lợi ích khi dạy trẻ nhận biết các con vật

Việc cho trẻ nhỏ học về các con vật không đơn giản là dạy con kêu tiếng “meo meo” cho vui mà đằng sau đó mang lại rất nhiều lợi ích to lớn trong việc phát triển trí não và tư duy ở bé.

*
Dạy bé đọc các con vật giúp ích rất lớn cho việc phát triển trí não của trẻDạy trẻ học các con vật cũng giống như dạy bé những từ vựng mới. Việc trẻ tập nói, học tên và tiếng kêu của con vật sẽ giúp các bé mở rộng vốn từ vựng cũng như học về cấu trúc câu cơ bản. Nhờ đó, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ thành thạo ngay từ khi còn nhỏ.Dạy trẻ nhận biết các con vật cũng là dạy con về sự an toàn, cách bảo vệ bản thân khỏi những sự nguy hiểm. Bởi vì, không phải loài động vật nào cũng an toàn khi bé gần chúng hoặc chạm vào chúng.Ngoài ra, việc bố mẹ dạy các con vật cho bé còn góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức của mình đối với thế giới xung quanh và học được nhiều kỳ năng cần thiết khác nữa. 

Khi nào thì nên dạy trẻ nói các con vật?

Không phải bất cứ thời điểm nào bố mẹ cũng có thể áp dụng các cách dạy bé những con vật hay nhất kể trển. Mà cần phải xác định độ tuổi trước để đảm bảo hiệu quả, trẻ nhớ lâu và không cảm thấy nhàm chán đối với việc học. Vậy, chính xác thì khi nào nên dạy trẻ các con vật? Về vấn đề này, các chuyên gia giáo dục lý giải như sau:

*
Từ 1 – 3 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để dạy bé nói các con vậtGiai đoạn trẻ được 1 – 3 tuổi là thời điểm vàng để các bậc phụ huynh hỗ trợ con phát triển trí tuệ và tư duy. Bởi vì, từ khi được 18 tháng tuổi, trẻ đã biết tập trung, ghi nhớ và suy luận các vấn đề. Từ đó, các bé có thể học hỏi rất nhanh về những điều mới lạ xung quanh.

Ngoài ra, các bé từ 12 – 18 tháng tuổi phát triển khả năng ngôn rất nhanh. Lúc này, trẻ có thể nói được những từ vựng và câu đơn giản, đặc biệt còn biết cách làm theo những chỉ dẫn cũng như tập trung có ý thức vào một món đồ vật nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, đây là giai đoạn các bậc phụ huynh nên dạy trẻ phân biệt tên con vật, đồ vật hay khái niệm về thời gian như sáng, trưa, chiều, tối…

Ở độ tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi, vốn từ vựng của trẻ phát triển đáng kể và rất phong phú. Các bé đã bắt đầu biết trò chuyện, nhận diện chính xác tên của những loại phương tiện giao thông và khả năng tập trung cao trong khoảng 50 – 60 phút.

Tóm lại, thời điểm hoàn hảo nhất để bố mẹ dạy bé đọc các con vật đó chính là từ 1 – 3 tuổi, khi trẻ ở độ tuổi mầm non. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý tìm hiểu và thực hiện những phương pháp dạy bé các con vật dễ nhớ phù hợp để đảm bảo mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Tại sao cha mẹ nên dạy bé các con vật dễ nhớ trước?

Khi bắt đầu dạy bé những con vật hay nhất, các bậc phụ huynh nên chọn các loài động vật quen thuộc như: chó, mèo, heo, voi, gà, vịt, chim… Bởi vì, những con vật này không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình, lời bài hát dành cho trẻ em mà còn ở xung quanh.

*
Bố mẹ nên dạy bé về các con vật thân quen nhất để tạo sự hứng thú cho trẻDo đó, trẻ nhỏ sẽ dễ ghi nhớ và cảm thấy thích thú khi nhìn tận mắt về con vật ở ngoài đời thực. Điều này sẽ tạo hào hứng cho trẻ hơn trong quá trình bố mẹ dạy nhận biết về thế giới động vật.

Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu dạy trẻ nói các con vật, bố mẹ nên miêu tả về sự dễ thương của chúng để bé cảm thấy động vật là loài dễ thương. Không nên kể hay cho bé xem những hình ảnh dữ tợn của động vật vì điều này sẽ khiến trẻ sợ sệt, không chịu học, thậm chí là mơ thấy ác mộng.

Các phương pháp dạy bé những con vật hay nhất kể trên không phải là khó thực hiện. Chỉ cần bố mẹ kiên trì và luôn đồng hành trong quá trình học tập của bé thì sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn, trẻ phát triển theo hướng tốt nhất.

Việc bé tập nói các con vật có ý nghĩa rất quan trọng trong hành trình phát triển những năm đầu đời, giúp bé phát triển ngôn ngữ và tư duy khi con 2 – 3 tuổi. Vậy làm sao để hướng dẫn bé tập nói các con vật theo từng độ tuổi, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bé tập nói các con vật trong giai đoạn 12 đến 18 tháng

*

Ở những tháng đầu đời, bé biểu đạt cảm xúc, mong muốn qua tiếng khóc, tiếng ọ ẹ, cũng có một số trẻ có thể nói từ đơn giản như mẹ, măm, bà… Càng lớn càng tiếp xúc ngôn ngữ của ba mẹ, người thân trong nhà kết hợp với nhận thức dần phát triển, con có thể bắt chước nhiều hơn.,

Bước lên 1 tuổi, trẻ đã có thể nói 1-2 từ có ý nghĩa, lúc này bé có thể lẩm bẩm giống như đang nói chuyện thật sự. Khi trẻ chưa nói thành tiếng, con sẽ dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với ba mẹ, như chỉ trỏ, làm 1 số hành động như muốn ăn, muốn uống nước… Khi thấy bé đang cố gắng biểu đạt mong muốn của mình, đây là dấu hiệu tốt cho thấy con đang cố gắng giao tiếp và quan tâm liệu ba mẹ có hiểu con hay không.

Đến 18 tháng, nhiều bạn nhỏ đã biết được các âm quen thuộc qua việc ba mẹ lặp đi lặp lại từ ấy nhiều lần, và bắt đầu biết bắt chước nói nhại theo ba mẹ các từ đơn. Khi này con sẽ dễ dàng bắt tai hơn với các âm thanh đặc trưng như tiếng chó sủa, mèo kêu, sư tử gầm, gà gáy… Vậy nên khi chỉ vào các con vật này, ba mẹ nên mô phỏng âm thanh của chúng để con kết hợp kỹ năng Nghe Nhìn liên tưởng về con vật đó.

Bé tập nói các con vật giai đoạn 19 – 24 tháng

Ở giai đoạn này, con dần học các từ đơn, cũng như hiểu giao tiếp đơn giản như các câu ra lệnh hay câu hỏi có không. Mỗi tháng trong giai đoạn này, con học được nhiều từ vựng từ đơn hơn, đặc biệt nhiều bé sẽ quan tâm tới các chủ đề gần gũi, sinh động như con vật.

Khi dạy bé tập nói các con vật, hãy chỉ vào hình ảnh và gọi tên con vật to rõ ràng để bé nói bắt chước. Một số con vật đơn giản bé có thể nói thường là từ đơn như “chó”, “mèo”, “gà”, “cá”, “hổ”… con cũng có thể nói từ đơn âm vần khó hơn như “hươu”, “ngỗng”, “rồng”,… nhưng phát âm chưa chuẩn, ba mẹ cũng đừng lo nhé. Một số từ đôi con sẽ chỉ nói từ cuối, nhưng ba mẹ vẫn hãy thường xuyên nói để con hình thành nền tảng, sẽ sớm biết nói từ đôi, như “sư tử”, “kì lân”…

Giai đoạn 25 đến 30 tháng tuổi

*

Lúc này, con đã có nhiều vốn từ và biết nói hết từ đơn, đang học sang từ đôi và ghép câu. Giai đoạn từ khi bé bắt đầu biết nói từ có nghĩa đến khi con nói sang từ đôi và câu sẽ nhanh hơn rất nhiều, nên ba mẹ hãy kích thích con nói ngay từ nhỏ để bé sớm bật âm nhé. Khi bé 2 tuổi, vốn từ của con tăng nhanh, khoảng 200 từ, bé sẽ học cách kết hợp danh từ với động từ để tạo thành câu đơn, ví dụ “Con muốn ăn”, “Con chơi với chó”.

Con còn có thể tường thuật một cách đơn giản các hoạt động đã làm nhưng không thể chia thời quá khứ hay hiện tại hay tương lai, mà dùng từ đơn giản “Con đi siêu thị”, “Nhiều chim bay”. Đồng thời bé có thể trả lời một số câu hỏi đơn giản như “Cá có bơi không”, “Chó có gặm xương không”

Giai đoạn 31 đến 36 tháng tuổi

Đây là giai đoạn kỹ năng nói đã thành thạo, con có thể kéo dài cuộc trò chuyện, điều chỉnh giọng nói và biết cách sử dụng từ vựng linh hoạt, phù hợp với đối phương. Con biết đưa ra yêu cầu, biểu đạt mong muốn bằng câu từ rõ ràng, hoặc nói thành 1 câu dài. Lúc này ba mẹ có thể nói chuyện với con như bình thường, con còn có thể trả lời các câu hỏi về bản thân như tên, tuổi của mình.

Xem thêm: Cách Làm Kính Thiên Văn Đơn Giản, Hướng Dẫn Làm Kính Thiên Văn Đơn Giản

Khi này, ba mẹ có thể dạy bé tập nói các con vật một cách chi tiết, thông tin hơn bằng cách thêm các đặc điểm của con vật, tập tính, nơi chúng sinh sống, chúng hay ăn món gì để làm dài câu nói của con, cũng như mở rộng hiểu biết cho bé. Đặc biệt, đây là giai đoạn não bộ con phát triển vượt bậc, với sự tò mò, ưa khám phá về thế giới xung quanh nên chắc chắn chủ đề động vật sẽ rất lôi cuốn con, kích thích bé giao tiếp nhiều hơn, phát triển ngôn ngữ nhiều hơn.