Bạn đã bao giờ chơi trò Rồng rắn lên mây cùng hội bạn bè của mình chưa? Trò chơi này đối với nhiều người hẳn đã để lại nhiều kỉ niệm vui vẻ và khó quên. Cùng tìm hiểu những điều thú vị về trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây ngay dưới đây.

Bạn đang xem: Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây


Trò chơi dân gian nổi tiếng nhất làng quê là Rồng rắn lên mây

1. Đôi lời về trò chơi

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi phổ biến ở Việt Nam thu hút mọi đứa trẻ. Mỗi khi rảnh rỗi, các bé thường tụ tập, cùng tạo nhóm chơi để giải trí, kết bạn. Điều này cũng đã thể hiện một phần thuần phong mỹ tục của Việt Nam.


Rồng rắn lên mây không chỉ là trò chơi giải trí mà còn có thể giao lưu kết bạn

Đây là trò chơi đã đi cùng năm tháng tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em nơi đồng quê. Hiện nay, Rồng rắn lên mây đã được đưa vào bài học thể hiện tính đoàn kết, giao lưu bạn bè tại các lớp, trường mẫu giáo.

2. Cách chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

2.1. Chuẩn bị

Vì là trò chơi dân gian, Rồng rắn lên mây sẽ không giới hạn người chơi. Nhưng để quản trò có thể chỉ huy hoặc tất cả người chơi có thể cùng đọc bài đồng dao thì số lượng thành viên nên từ 6 – 12 người. 

Tiếp đó, quản trò nên tổ chức chơi ở một khoảng sân trống, bằng phẳng, không có chướng ngại vật. Nên chọn những địa điểm như sân bóng, bãi đất trống, bãi biển… để tránh bị thương khi chơi.


Phần chuẩn bị trước khi tham gia trò chơi

Cuối cùng, tất cả các thành viên tham gia phải học thuộc bài đồng dao. Vì bài đồng dao là “linh hồn” của trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây nên bắt buộc ai cũng phải nhớ. Quản trò có thể phổ biến lại bài đồng dao cho những ai chưa biết hoặc chưa thuộc. 

2.2. Cách chơi

Trò chơi bao gồm nhân vật bác sĩ (thầy thuốc) và “rồng – rắn”. Vị bác sĩ sẽ ngồi trên một “ngọn đồi nhỏ”, quan sát nhân vật rồng – rắn. Về nhân vật còn lại, sẽ lựa chọn người khỏe mạnh nhất để đứng đầu với nhiệm vụ bảo vệ cho những người phía sau. Và tất cả các thành viên còn lại sẽ nắm thắt lưng của nhau tạo thành thân của đoàn rồng – rắn. 

Bác sĩ sẽ đứng yên tại chỗ (hoặc ngủ) trong khi đoàn rồng – rắn đi xung quanh và hát bài đồng dao.

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Khi hát đến chữ cuối cùng, cả đoàn sẽ thay phiên nhau trả lời câu hỏi của thầy thuốc. Nếu thầy thuốc trả lời “không” với một lý do nào đó như đi chợ, đi chơi, đi ngủ, đi bận việc… Thì đoàn rồng – rắn lại phải đi vòng quanh và hát liên tục cho đến khi nhận được câu trả lời là CÓ thì sẽ hát đến lượt sau của bài đồng dao.


Hướng dẫn chi tiết cách chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

Còn khi thầy thuốc trả lời “Có" thì sẽ có một bài đồng dao khác để hai nhân vật thay phiên nhau trả lời những câu hỏi mà đối phương đưa ra. Lúc này, mọi người phải tập trung theo dõi bài đồng dao. Đây là thời điểm Thầy thuốc liên tục ra những câu hỏi và đoàn Rồng rắn lần lượt trả lời :

Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng – rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng – rắn: Con lên một

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên hai

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên ba

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên bốn

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên năm

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên sáu

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên bảy

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên tám

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên chín

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng – rắn: Con lên mười

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

Rồng – rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng – rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng – rắn: Tha hồ mà đuổi.

Khi cả nhóm hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc sẽ đứng dậy và chạy lại đuổi. Lúc này, người đứng đầu sẽ phải ra sức để bảo vệ “đuôi” của mình. Ngoài ra, Thầy thuốc phải chạy thật nhanh để tóm được khúc đuôi, có nghĩa là tiếp xúc với người ở cuối của đoàn rồng rắn.

Nếu bị thầy thuốc bắt hoặc chạm được thì người đó sẽ bị loại ra khỏi trò chơi. Bên cạnh đó, những ai bị đứt ra khỏi đoàn rồng – rắn hoặc rời tay trong lúc đuổi bắt sẽ tính là thua cuộc và bị loại.

3. Kết luận

Rồng rắn lên mây là trò chơi vô cùng quen thuộc với bao thế hệ tại Việt Nam. Trò chơi sẽ giúp trẻ luyện tập sự linh hoạt, phản ứng nhanh nhẹn khi đối đáp và di chuyển. Hy vọng qua bài viết về trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây này, các bé sẽ học hỏi được nhiều điều hay và phát huy được tinh thần đoàn kết nhé.

Xem thêm: Cầu Cho Đôi Lứa Mãi Không Lìa Xa, Lời Bài Hát: Giấc Mơ Của Anh

Ngoài rồng rắn lên mây, phụ huynh có thể dạy cho con biết thêm về trò chơi chi chi chành chành để giúp bé học hỏi tốt hơn nhé.

*
*
*
*
*

hoa tươihoa tuoi dien hoa điện hoashop hoamua hoa lan ho diep hoa tươi online
Cho thuê máy chủ, VPSvệ sinh công nghiệpdiệt côn trùng
Các bài đã đăng :
Ném Còn(23/2)
Ai dẫn đầu(23/2)
Giặt Khăn(23/2)
Uốn lượn(23/2)
Đuổi Bắt(23/2)
Đua Thuyền(23/2)
Đua Thuyền(23/2)
Ném Lon(23/2)
Chơi U(23/2)
Chi Chi - Chành Chành(23/2)

*
*
*

*
*
*
*
*
*

*
*

Bé Gia Huy
*

Truy cập:
*
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến Viet
Sin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
*