Bài viết được dịch từ trang web InstructablesHọc điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-1.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=431>Bài viết này hướng dẫn bạn làm một mạch đèn LED đơn giản. Nội dung phù hợp với người mới bắt đầu học làm mạch điện tử.

Bạn đang xem: Bài 9: thiết kế mạch điện tử đơn giản

Bước 1: Vật liệu

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-2.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=345>Breadboard
Hai dây nhảyĐiện trở 1.8k ohm
Một đèn LEDMột pin 9v có đầu jack
Trường hợp này điện trở 1.8k ohm được sử dụng.Chú ý: Không sử dụng điện trở có giá trị nhỏ hơn 330 ohm. Điều này sẽ vượt qua ngưỡng LED phổ biến: LED 3V 20 m
A mắc nối tiếp điện trở tối thiểu là 330 ohm, nếu dùng điện trở có giá trị nhỏ hơn sẽ làm quá tải các đèn LED. Ngược lại cũng không nên dùng các điện trở có giá trị quá cao sẽ làm LED sáng yếu.Breadboard là bảng mạch cho phép kết nối các thành phần đã được liệt kê ở trên. Về cơ bản nó là một bảng nhựa với các đường cấp nguồn và các khe để chúng ta có thể gắn các thành phần linh kiện của mạch điện.

Bước 2: Kết nối nguồn (pin) cung cấp

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-3.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=423>Thường breadboard có đường cấp nguồn một bên hoặc cả hai bên. Ta gắn dây pin vào đây.Dây đỏ của pin nên được nối vào đường nguồn màu đỏ của Breadboard, là cực "+". Chèn dây đen của pin vào dòng màu xanh là cực ‘-".

Bước 3: Gắn điện trở

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-4.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=442>Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-5.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=465>Các điện trở thường được gắn vào theo chiều dọc của Breadboard, điều này sẽ làm thuận tiện cho việc cấp nguồn và bố trí thêm các linh kiện nếu cần.Điện trở dẫn dòng chạy qua chúng, nó có chức năng cản trở dòng điện. Giá trị điện trở có thể được xác định đơn giản bằng các vạch màu trên điện trở. Ta xác định theo như bảng hướng dẫn ở trên.

Bước 4: Gắn đèn LED vào mạch

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-6.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=505>Thông thường, chân dài nhất của đèn LED là cực dương. Nếu không, một mặt phẳng trên bóng đèn của đèn LED có thể cho thấy đó là cực âm của đèn LED.Cực dương của đèn LED phải được đặt trong cùng một hàng với một đầu của điện trở. Như vậy dòng điện sẽ qua điện trở tới cấp cho đèn LED.

Bước 5: Kết nối dây nhảy

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-7.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=526>Bây giờ ta sẽ dùng dây nhảy để kết nối nguồn vào mạch.Kết nối một đầu của dây nhảy thứ nhất với đầu điện trở còn lại (đầu đang để trống) và đầu kia của dây nhảy kết nối tới đường dương nguồn (Pin). Tiếp theo, một đầu của dây nhảy thứ hai kết nối với chân LED (chân đang để trống, chân kia đã được nối với điện trở), đầu còn lại của dây nhảy thứ 2 này nối tới cột âm Breadboard (âm Pin).

Bước 6: Nối nguồn vào Board và thử mạch hoạt động

Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-8.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=431>Kết nối pin với Jack pin. Chỉ có một cách gắn chụp Pin do cấu tạo trước đó, do đó không lo lắng về việc gắn bị ngược.Học điện tử cơ bản đến nâng caoBlog/hoc-dien-tu-co-ban-truc-tuyen-mach-den-led-03032016-9.jpg title="Học điện tử cơ bản đến nâng cao" width=431>
Tham khảo:Khóa học Điện tử Thực hành tại Tech
Master được dạy qua những thí nghiệm, mạch thực tế: nhìn được, đo được. Thiết bị hiện đại, đầy đủ, cho từng học viên. Giảng viên kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn. Kiến thức căn bản thực tế áp dụng cho Io
T và các kỹ thuật nâng cao... Thông tin chi tiết bạn xem tại đây.

Thông qua việc tìm hiểu các mạch điện tử đơn giản trong cuộc sống, nội dung trọng tâm củaBài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giảnsau đây sẽgiúp các em biết được cách lựa chọn tối ưu, cách tính toán các linh kiện trong mạch cho để phù hợp với yêu cầu , từ đó có thể thiết kếđược thành thạo một mạch điện tử đơn giản.

Mời các em cùng theo nội dung bài học.


1. Tóm tắt lý thuyết

1.1.Nguyên tắc chung

1.2.Các bước thiết kế

1.3.Thiết kế mạch nguồn điện một chiều

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 9 Công Nghệ 12

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đáp
Bài 9 Chương 2 Công Nghệ 12


Thiết kế mạch điện tử cần tuân thủ nguyên tắc:

Bám sát, đáp ứng yêu cầu thiết kế.

Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.

Hoạt đông chính xác.

Linh kiện có sẵn trên thị trường


Khi thiết kế một mạch điện tử ta cần thực hiện theo 2 bước:

1.2.1. Thiết kế mạch nguyên lý:

*

Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.

Đưa ra một số phương án để thực hiện.

Chọn phương án hợp lý nhất.

Tính toán chọn các linh kiện hợp lý.

1.2.2. Thiết kế mạch lắp ráp:

*

Mạch lắp ráp thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc:

Bố trí các linh kiện trên bảng mạch một cách khoa học và hợp lí.

Vẽ các đường dây dẫn điện nối các linh kiện theo đúng sơ đồ nguyên lí.

Đảm bảo các dây dẫn không bị chồng chéo và là ngắn nhất.

Hiện nay người ta có thể thiết kế các mạch điện tử bằng các phần mềm thiết kế nhanh và khoa học ví dụ các phần mềm Pro
Tel, Workbench.


1.3. Thiết kế mạch nguồn điện một chiều


Thiết kế mạch nguồn một chiều với các thông số sau:

Điện áp vào:\({U_1} = 220V\)

Điện áp tải:\({U_t} = 12V\)

Dòng điện tải:\({I_t} = 1A\)

Sụt áp trên mỗi điôt là\(1V\)

1.3.1. Lựa chọn sơ đồ thiết kế:

Có ba phương án chỉnh lưu là:

Chỉnh lưu một nửa chu kỳ chỉ có một điốt nhưng chất lượng điện áp kém nên trong thực tế ít dùng.

Chỉnh lưu cả chu kỳ với hai điốt có chất lượng điện áp tốt, nhung biến áp có trung tính ít có sẵn trên thị trường, mặt khác điện áp ngược trên điốt lớn, nên sơ đồ này không thuận tiện khi chế tạo.

Chỉnh lưu cầu một pha tuy dùng 4 điốt nhưng chất lượng điện áp ra tốt và nhất là biến áp có sẵn trên thị trường nên sơ đồ này được dùng nhiều hơn trên thực tế.

⇒ Do đó ta chọn sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha làm sơ đồ thiết kế.

1.3.2. Sơ đồ bộ nguồn

Sơ đồ bộ nguồn có dạng như hình 9.1

*

1.3.3.Tính toán và chọn các linh kiện trong mạch

a) Biến áp:

Công suất biến áp:

\(P = {k_p}.{U_t}.{I_t} = 1,3.12.1 = 15,6{\rm{W}}\)

(Chọn hệ số công suất \({k_p} = 1,3\))

Điện áp ra:

\({U_2} = \frac{{{U_t} + \Delta {U_D} + \Delta {U_{BA}}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{12 + 2 + 0,72}}{{\sqrt 2 }} = 10,4V\)

\(\Delta {U_D} = 2V\) :Sụt áp trên hai điôt.

\( \Delta {U_{BA}} = 6\% .Ut = 0,72V\) :Sụt áp trong biến áp khi có tải.

b) Điôt:

Dòng điện:

\({I_D} = \frac{{{k_I}.I}}{2} = \frac{{10.1}}{2} = 5A\)

(Chọn hệ số dòng điện \({k_I} = 10\))

Điện áp ngược:

\({U_N} = {k_U}.{U_2}\sqrt 2 = 1,8.10,4.\sqrt 2 = 26,5V\)

(Chọn hệ số điện áp \({k_U} = 1,8\))

Chọn điôt loại 1N1089 có:\({U_N} = 100V;{I_{dm}} = 5A\)

c) Tụ điện:

Chọn tụ có điện dung càng lớn càng tốt nhưng phải chịu được mức điện áp:

\({U_C} = {U_2}\sqrt 2 = 14,7V\)

Tra bảng thông số các linh kiện điện tử ta chọn tụ có thông số:

\(C = 1000\mu F;{U_{dm}} = 25V\)


Bài 1:

Tại sao khi thiết kế một mạch điện tử ta phải bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế?

Hướng dẫn giải:

Nếu không đáp ứng yêu cầu thiết kế thì khi cần mạch này ta lại thiết kế ra mạch khác, không sử dụng được hoặc chế tạo ra mạch không hoạt động được.

Bài 2:

Nếu tính toán, lựa chọn linh kiện không hợp lí thì có ảnh hưởng gì đến mạch điện tử sau này?

Hướng dẫn giải:

Nó sẽ làm mạch điện tử hoạt động không đảm bảo, có thể làm hư hỏng các thiết bị khác.

Bài 3:

Tại sao phải bố trí các linh kiện trên bảng mạch một cách khoa học và hợp lí?

Hướng dẫn giải:

Có một số linh kiện thể hiện các chức năng hoạt động của nó ra bên ngoài nếu xắp xếp không tốt sẽ làm cho người sử dụng khó điều khiển hoặc không có thẩm mỹ.

Bài 4:

Có bao nhiêu cách chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều?

A. Một cách.

B. Hai cách.

C. Ba cách.

Xem thêm:

D. Bốn cách.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án C

Có 3 cách chỉnh lưu thường dùng là :Chỉnh lưu một nửa chu kỳ, chỉnh lưu cả chu kỳ, chỉnh lưu cầu một pha