Ít nhiều thụ hưởng nền giáo dục của Pháp xây dựng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhiều học sinh đã trở thành trí thức lớn của dân tộc.Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Kéo dài gần một thế kỷ, nền giáo dục Pháp ở Việt Nam được đánh giá trái chiều. Năm 1905, Phan Bội Châu cho rằng Pháp "chỉ dạy viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp". Songmặt tích cực ngoài ý muốn của Pháp là tạo ra tầng lớp tri thức có trình độ đại học, nắm vững khoa học, kỹ thuật tiên tiến.Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Nhà bách khoa của thế kỷ 20 Đào Duy Anh

Đào Duy Anh (1904-1988) là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ở Thanh Hóa, nguyên quán huyện Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Bạn đang xem: Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết

Năm 1923, ông tốt nghiệp Thành chung (trường Quốc học Huế) rồi ra dạy học trường Đồng Hới (Quảng Bình). Ba năm sau, ông tham gia sáng lập báo Tiếng Dân cùng Huỳnh Thúc Kháng rồi gia nhập Việt Nam Cách mạng Đảng (sau là Đảng Tân Việt).


*

Vợ chồng giáo sư Đào Duy Anh. Ảnh tư liệu

Lĩnh vực khoa học đầu tiên mà Đào Duy Anh quan tâm là từ điển học. Ông lần lượt hoàn thành và xuất bản Hán - Việt từ điển (1932) và Pháp - Việt từ điển (1936). Đây là công cụ tra cứu rất cần thiết cho nhiều thế hệ học sinh trung học, được ví như cầu nối giữalớp người già theo Nho học và lớp người trẻ theo Tây học.

Gần 40 năm sau, ông cho ra đời bộ từ điển độc đáo, chuyên dụng Từ điển Truyện Kiều(1974). Tuy không phải người biên soạn từ điển đầu tiên của Việt Nam, nhưng Đào Duy Anh đã đặt cơ sở cho nền từ điển học hiện đại.

Trong lĩnh vực sử học, năm 1938, tác phẩm Việt Nam văn hoá sử cương của ông cùng với Văn minh An Nam(la Civilization Annamite, 1944) của Nguyễn Văn Huyên đã đánh dấu và đặt nền tảng hình thành nền văn hóa học Việt Nam hiện đại trên tinh thần khoa học, dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong lĩnh vực này như Khổng giáo phê bình tiểu luận (1938), Trung Hoa sử cương (1942), Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) được giới tri thức trong nước và nhiều học giả thế giới đón nhận, hoan nghênh.

Ông tự tích lũy kiến thức về nhiều ngành khoa học xã hội khác như Triết học, Dân tộc học, Xã hội học bằng phương pháp luận sử học và tư liêu lịch sử. Từ một người tốt nghiệp Thành chung, bằng ý chí tự học, Đào Duy Anh đã trở thành nhà bách khoa của thế kỷ.

Tôn Thất Tùng - tác giả của phương pháp cắt gan có quy phạm

Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh giải phẫu gan. Ông sinh năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế.

Xuất thân từ gia đình quan lại nhà Nguyễn nhưng ông không theo nghiệp học làm quan. Năm 1931, ông ra Hà Nội học tại trường Trung học Bảo Hộ, hai năm sau đó học trường Y khoa Hà Nội - thành viên của Viện Đại học Đông Dương với quan niệm nghề y là nghề "tự do", không phân biệt giai cấp.


*

Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ảnh tư liệu

Một lần phát hiện gan của người bệnh có giun chui ở các đường mật, ông đã nảy ra ý tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan.

Mãi đến năm 1952, tại hội nghị Phẫu thuật quốc tế ở Copenhaghen (Đan Mạch) phương pháp cắt gan có quy phạm của ông mới được thừa nhận. Tôn Thất Tùng được giới y học quốc tế chú ý và ca ngợi là "người cha của cắt gan có quy phạm".

Sau này, ông có nhiều cống hiến cho ngành y học Việt Nam trên cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại khoa (Đại học Y Hà Nội), Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, Thứ trưởng Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giáo sư Hoàng Như Mai - Học giả hàng đầu trong nghiên cứu văn học

GS.NGND Hoàng Như Mai (1919-2013) quê gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở phủ Lạng Thương (tỉnh Bắc Ninh). Ngày vào lớp đồng ấu (lớp 1 ngày nay), ông được một thầy giáo già truyền tình yêu văn chương, qua những bài giảng chữ Nho, chữ quốc ngữ và những bài Pháp văn.

Hồi 8-9 tuổi, có lần ông được người anh dẫn lên Hà Nội vào rạp chiếu bóng chơi, được tận mắt nghe câu thoại của nam diễn viên với người tình "Đôi mắt em xanh như nước biển Địa Trung Hải" bằng tiếng Pháp. Câu thoại đó cứ vấn vương mãi trong đầu cậu bé nhiều năm sau này.

Học xong tiểu học, ông lên Hà Nội vào trường Trung học Bảo Hộ (trường Bưởi) trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, được học chương trình văn học Pháp gồm nhiều tác gia lớn của thế kỷ 16-18 và các tác giả lãng mạn thế kỷ 19.

Cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng mạnh ban đầu cho ông là Graziella của Lamartine, đặc biệt là bài thơ hoài niệm cuối sách Mối hận đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt. Sáu bảy chục năm sau đó ông vẫn thuộc lòng nhiều đoạn trong tiểu thuyết này.


*

Giáo sư Hoàng Như Mai. Ảnh: Đại học Văn Hiến

Những năm học trường Bưởi cũng là thời kỳ phong trào Thơ Mới nở rộ nên thế hệ của Hoàng Như Mai đã tìm được những thi sĩ cho riêng mình. Ông khâm phục Xuân Diệu nhưng thích đọc nhất là Thế Lữ, J.Leiba Thái Can, Lưu Trọng Lư và sau này là Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân.

Tiếp đó, Hoàng Như Mai lần lượt theo học ở Đại học Y khoa và Đại học Luật khoa Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1943, khi đang là sinh viên Đại học Luật, ông bắt đầu đứng trên bục giảng ở trường Trung học tư thục Đông Hải (Hải Dương).

Năm năm sau, ông được Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh. Sau đó, ông lần lượt làm giảng viên, hiệu trưởng ở các trường Sư phạm Việt Bắc (1951), Sư phạm Trung cấp trung ương (1953), Đại học Tổng hợp Hà Nội (1959), Đại học Tổng hợp TP HCM (1980).

Trong lĩnh vực sân khấu kịch nói, giáo sư Hoàng Như Mai cũng để lại dấu ấn với các tác phẩm nghiên cứu Tiếng trống Hà Nội, Dòng sông biên giới, Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu.

Bài này Thiết Kế NTX sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về các nhà trí thức nổi tiếng việt nam hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!


Sau khi tốt nghiệp, cụ Nguyễn Văn Tố được ông Alfred Foucher, Giám đốc Học viện Viễn Đông Bác cổ chọn vào làm với công việc của một phán sự tạm tuyển (thư ký tập sự). Viễn Đông Bác cổ là một trung tâm nghiên cứu khoa học, khảo cứu lịch sử, ngôn ngữ, khảo cổ học các nước Đông Dương và khu vực Viễn Đông Hà Nội.

Cụ Nguyễn Văn Tố thuộc thế hệ những trí thức của buổi giao thời, khi nền học vấn nho học dần kết thúc và chuyển sang nền học vấn tây học. Làm việc trong một trung tâm khoa học nhân văn, tập hợp những học giả danh giá bậc nhất, mà số đông là người Pháp, cụ Nguyễn Văn Tố đã thể hiện xuất sắc bản lĩnh, trí tuệ và cốt cách của một trí thức Việt. Với sự thông minh, tinh thần ham học hỏi, mẫn cán và phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc, từ một nhân viên tập sự, cụ Nguyễn Văn Tố đã trở thành một viên chức cao cấp của Học viện vào năm 17 tuổi.

Nhớ về học giả Nguyễn Văn Tố trong thời kỳ làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác Cổ, cụ Nguyễn Thiệu Lâu kể lại trong cuốn Quốc sử tạp lục: “Cụ Nguyễn Văn Tố làm việc suốt ngày, trưa ở lại sở, tối mới về nhà ăn cơm. Phòng giấy của cụ ở ngay cầu thang đi lên, bé như cái chuồng chim. Trên một cái bàn thật to, ngổn ngang những sách chữ Hán, chữ Pháp, những bản thảo của cụ, những bản đánh máy, những bản ráp nhà in đưa cụ để sửa chữa… các công văn cụ cũng thảo lấy hết”.

Trong thời gian làm việc ở Học viện Viễn Đông Bác cổ, cụ Nguyễn Văn Tố đã nghiên cứu văn hóa phương Tây, lịch sử văn hóa Việt Nam. Ngoài thời gian làm việc, ông còn viết bài in trên báo chí tiếng Việt nổi tiếng như Tạp chí Tri Tân, Tạp chí Đông Thanh, Báo Thanh Nghị… và các báo tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ, nghệ thuật…

Năm 1934, cụ Nguyễn Văn Tố được bầu làm Hội trưởng Hội Trí Tri, một tổ chức hoạt động nhằm mục đích nâng cao dân trí. Trên tập san của Hội, đặc biệt trong khoảng từ năm 1932 đến năm 1936, ông đã viết rất nhiều bài nghiên cứu quan trọng bằng tiếng Pháp về lịch sử, khảo cổ, văn học như: Thời Tiền sử ở Bắc kỳ, Nguồn gốc chữ Quốc ngữ, Sử học và khảo cổ học Việt Nam, Bắc Kỳ trong thế kỷ XVII… Ông soạn thảo được hai bộ sử học đồ sộ là Đại Nam dật sử (1943) và Sử ta so với sử Tàu (1944). Những kết quả nghiên cứu của ông không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn góp phần khích lệ lòng yêu nước, thức tỉnh nó, dấy lên yêu cầu chấn hưng văn hóa dân tộc.

Những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ, từng bước nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới. Khi đó, vấn đề mù chữ của dân tộc, cùng với yêu cầu thiết tha của nhân dân lao động thất học, các nhân sĩ trí thức cũng nhận thấy cần phải tiếp tục công cuộc truyền bá chữ Quốc ngữ, nên đã họp bàn để thành lập hội chống nạn mù chữ.

Với bản lĩnh và sự nỗ lực của Hội trưởng Nguyễn Văn Tố, cùng các cộng sự đầy trách nhiệm, vượt qua muôn vàn khó khăn trở ngại do chính quyền thực dân gây ra, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã phát triển và thành lập được 20 chi hội ở Bắc Kỳ, 11 chi hội ở Trung Kỳ, 8 chi hội ở Nam Kỳ; số giáo viên của Hội lên tới 5000 người. Hội đã phát triển thành một phong trào rộng lớn ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chống nạn mù chữ, vì đã tổ chức được một phong trào học tập sôi nổi, rộng khắp trong Nhân dân. Hội đã khơi dậy được lòng yêu nước, tinh thần nhiệt huyết của quần chúng, sự tự hào dân tộc, làm nền tảng vững chắc giúp người dân giác ngộ cách mạng để từ đó vùng lên đấu tranh.


Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ Nguyễn Văn Tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời về làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ dân chủ cách mạng đầu tiên ở Việt Nam. Trên cương vị mới, cụ đã làm việc không mệt mỏi để tổ chức và động viên Nhân dân tích cực tham gia phong trào quyên góp gạo để cứu đói. Cụ đã đề ra các biện pháp nhằm đẩy lùi nạn đói, bằng uy tín của mình và những phương án thiết thực, đời sống nhân dân được phần nào cải thiện, sản xuất được phục hồi…

Tháng 9/1945, Hà Nội đã tổ chức thực hiện 3 cuộc vận động lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Trong đó, phong trào chống nạn mù chữ đã lôi cuốn toàn dân tham gia, với vai trò của cụ Nguyễn Văn Tố.

Sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của đất nước (tháng 01/1946), cụ được bầu làm đại biểu Quốc Hội.

Trân trọng những cống hiến cho dân tộc, cho đất nước của học giả yêu nước Nguyễn Văn Tố, được tin cụ hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời điếu với sự đánh giá rất cao, với niềm thương tiếc vô bờ, trong đó có đoạn:

“Nhớ cụ xưa,

Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu

Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết

Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng

Phú quý, công danh cụ nào có thiết

Đến ngày dân tộc giải phóng thành công

Thì cụ sẵn sàng ra tay giúp việc…

Quân địch ào ào tấn công

Trong vùng cụ đang làm việc.

Chúng tra tấn cụ cực kỳ tàn khố, dã man.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc bằng tiếng nhật, tổng hợp các mẫu đơn xin việc tiếng nhật

Cụ trả lời chúng bằng một nụ cười oanh liệt

Chúng làm hại cụ, lịch sử Pháp muôn đời thêm một vết xấu xa

Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt

Với cụ, dân tộc mất một người chí sĩ, thế giới mất một người dan nho

Cho nên Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc”

Cuộc đời của cụ Nguyễn Văn Tố là tấm gương cao đẹp của một nhà trí thức với lòng yêu nước nồng nàn đã đến với cách mạng, trọn đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp phát triển đất nước. Ghi nhớ công lao của cụ Nguyễn Văn Tố đối với đất nước, năm 2011, cụ được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. Để tưởng nhớ và tri ân, tên cụ Nguyễn Văn Tố được đặt cho nhiều con đường, tên trường tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác.



*

Y_t
Ych_Ch
Y_t
Ych_n
YYc_Nguy
Yn_Xuan_Phuc_Ch
Y_t
Ych_VUSTA_Phan_Xuan_DYng_va_BY_tr
YYng_BY_KHCN_Hu
Ynh_Thanh_YYt_cung_cac_tri_th
Yc_KHCN_tieu_bi
Yu_t
Yi_bu
Yi_LY.jpg" alt="*">