Hẳn chúng ta ai cũng từng bắt gặp những người nói rằng “Tôi chưa sẵn sàng để kết hôn”, “Hôn nhân không dành cho tôi“, “Nghĩ đến việc cưới xin mà tôi phát sợ”. Theo như các nhà tâm lý nhận định thì đây là hội chứng sợ hãi hôn nhân hay còn được gọi là Gamophobia.

Bạn đang xem: Hội chứng sợ lấy vợ

Gamophobia là hội chứng sợ cam kết, tuy nhiên nó cũng có thể là nỗi sợ hãi quá mức, dai dẳng, không thể kiểm soát và phi lý về việc kết hôn.

(Ảnh: pngtree)

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Gamophobia

1. Sợ ràng buộc

Lẽ dĩ nhiên kết hôn chính là sự ràng buộc nhau về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự ràng buộc này không phải chỉ là chiếc nhẫn cưới về mặt hình thức hay tờ giấy đăng ký kết hôn về mặt pháp lý. Hôn nhân chính là cột mốc cho thấy nhiều sự kết nối hơn về mặt tình cảm và trách nhiệm của cả hai.

2. Nền tảng gia đình bất hạnh, không có sự hạnh phúc

Gamophobia có thể nảy sinh từ những trải nghiệm tiêu cực xuất phát từ việc chứng kiến gia đình mình hoặc gia đình xung quanh không hạnh phúc. Nỗi sợ này còn được định nghĩa như một nỗi sợ tâm lý khi nghĩ đến việc gắn kết. 

3. Sợ tổn thương

(Ảnh: Dribbble)

Những lần vấp ngã trong tình yêu trước đó có thể khiến bạn luôn tạo một lớp vỏ bọc để tránh bị tổn thương. Đến khi sắp phải tiến tới một cột mốc xa hơn, bạn vẫn chưa thể thoát khỏi được những nỗi sợ trong quá khứ và lo lắng cho tương lai.

4. Bệnh về tâm lý

Những ám ảnh hay rối loạn về tâm lý cũng khiến nhiều người không bao giờ cảm thấy sẵn sàng trước hôn nhân. Bởi vì, nỗi tự ti về khả năng duy trì một mối quan hệ hạnh phúc, hoặc những ẩn ức từ sâu trong tiềm thức khiến họ suy nghĩ bản thân không xứng đáng yêu và được yêu. Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết thêm, trầm cảm là một trong những bệnh tâm lý phổ biến nhất dẫn tới chứng sợ hãi hôn nhân.

Ngoài ra, suy nghĩ rằng việc ly hôn có thể trở nên trắc trở dưới áp lực gia đình cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra nỗi sợ lập gia đình. Bên cạnh đó, các tục lệ như là lễ dạm ngõ, lễ đính hôn, lễ kết hôn cũng có thể khiến người ta lảng tránh việc kết hôn.

Đối phó với hội chứng Gamophobia

(Ảnh: KORpngtree)

Dưới đây là một số bước bạn nên làm để đối phó với nỗi sợ kết hôn: 

- Đừng quá để tâm đến những hình mẫu gia đình tiêu cực xung quanh bạn. 

- Đảm bảo là bạn hiểu bản thân và người bạn đời của mình đủ rõ.

- Học cách chia sẻ mọi thứ với bạn đời của mình.

- Hãy nhớ rằng nửa kia của bạn là một cá nhân và hôn nhân không thể xóa đi cá tính cá nhân đó.

- Tập trung vào ý nghĩa của hôn nhân: định nghĩa những thứ mà bạn kỳ vọng từ cuộc hôn nhân của mình và chia sẻ những điều đó cho nửa kia.

- Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không thể vượt qua nỗi sợ hôn nhân và quá căng thẳng vì điều này, bạn luôn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia.

Bất kể ai tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình có thể thấy chùn bước trước quyết định kết hôn và cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên với lòng kiên định cùng sức mạnh của ý chí, nỗi sợ hôn nhân có thể được giải quyết tương tự như các nỗi sợ khác. Để vượt qua nỗi sợ này, bạn cần tin tưởng người khác đồng thời duy trì lòng tin vào bản thân. 

Trốn tránh cuộc sống hôn nhân, không muốn bị ràng buộc trong mối quan hệ vợ chồng, gia đình, không ít phụ nữ trẻ quyết định sinh con một mình. Thiên chức làm mẹ thôi thúc họ sinh con mà không cần đến sự chăm sóc, yêu thương của những người đàn ông là bố của đứa trẻ.


Lập hội độc thân

Các bạn trẻ có cùng sở thích độc thân, không muốn kết hôn đã thành lập ra một hội độc thân có tên “Chung thành với một mình”. Hội độc thân quy tụ nhiều các thành viên trong Nam, ngoài Bắc. Hội viên chủ yếu sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Châm ngôn và lý lẽ mà mỗi thành viên tâm niệm, theo đuổi là: “Cái giá của hạnh phúc là ràng buộc, cái giá của tự do là cô đơn”. “Việc lập ra hội mục đích giải quyết sự cô đơn đó bằng những cuộc gặp gỡ, cà phê cuối tuần, lên lịch đi du lịch tập thể…”, Hương Trà (33 tuổi), phụ trách liên lạc của hội chia sẻ.

Phan Đức Minh (39 tuổi, ở Hà Nội), một thành viên của hội chia sẻ, ngay cả chuyện tế nhị như nhu cầu sinh lý, ham muốn thể xác cũng được các thành viên thảo luận kín với nhau.

Vì không muốn gắn bó tình cảm sâu sắc, gắn bó dài lâu nên họ thường giới thiệu chéo các bạn khác giới của mình cho các thành viên nhóm hoặc tìm đối tác tại các quán bar, trong các mối quan hệ xã hội để giải tỏa nhu cầu với “tình một đêm”.

*

Ảnh minh họa

Hương Trà cho biết, trong rất nhiều năm như vậy, rất ít thành viên dứt ra đi lấy vợ hoặc chồng. Một số người vì bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ với gia đình (là con một, độc tôn) cũng phải tổ chức cưới, sinh con để rồi sau đó lại xin hội ngộ với hội vì muốn tiếp tục du lịch, hưởng không khí tự do dù vợ hay chồng của họ không đồng ý.

Ngại làm vợ nhưng… thích làm mẹ

Quyết định một mình sinh con ở tuổi 35, Mai Thanh Hằng (ở Hà Nội) đã phải dành 2 năm chuẩn bị tinh thần và thuyết phục gia đình. Bố mẹ Hằng rất sốc và phản đối bởi đó là điều trái với truyền thống gia đình.

Hằng xinh đẹp, học giỏi và vốn là con ngoan được cả gia đình cưng chiều. Nhưng khi trưởng thành và sống riêng, Hằng thay đổi quan điểm và say mê công việc hơn so với việc chuẩn bị hành trang lập gia đình, làm vợ, làm mẹ. Đến tuổi 30, gia đình, bạn bè cô sốt sắng mai mối rất nhiều đám với mong muốn cô yên bề gia thất.

“Mình từ chối tất cả dù cũng có vài người tử tế muốn hỏi mình làm vợ. Thú thực, mình sợ cuộc sống hôn nhân và hầu như không có bất cứ kiến thức, kỹ năng gì để làm vợ cả!”, Hằng bộc bạch. Gia đình nhắc mãi không được đành buông xuôi.

Điều kiện kinh tế khá giả, đi du lịch khắp nơi nhưng Hằng thấy thiếu vắng khi phải sống một mình. Cô khát khao làm mẹ và không gặp khó khăn gì khi tìm được người giúp việc ưng ý, có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ. Con gái cô được chăm sóc chu đáo. Điều Hằng áy náy, bị dằn vặt nhiều nhất khi con gái lên 3 tuổi, bé luôn hỏi cô về người bố và mong bố đến thăm, chơi với bé.

Hôn nhân liệu có phải là “mồ chôn hạnh phúc”?

Bạn trẻ Trung Thành (ở Hải Phòng) chia sẻ: “Số mình hôn nhân không được may mắn, đã kết hôn được 5 năm mà chưa một lần được làm bố, mình khao khát một tiếng gọi “bố ơi” của con mình hơn bao giờ hết. Mình hy vọng tìm được một phụ nữ muốn sinh con mà không cần kết hôn, có thể cho mình cơ hội được làm bố. Mình cố gắng lo toan, làm tất cả những gì tốt nhất cho cuộc sống của cả 2 mẹ con”. Chia sẻ của anh Thành trên mạng xã hội nhanh chóng được 4 cô gái trẻ ủng hộ và liên lạc.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam lý giải, sự bất mãn với hôn nhân và tình yêu không phải là “đặc sản” của các quốc gia phát triển đang già hóa dân số mà ảnh hưởng tới giới trẻ ở các thành phố lớn của Việt Nam. Những áp lực trong cuộc sống hiện đại khiến nhiều thanh niên tin rằng cuộc sống độc thân mang lại nhiều lợi ích hơn.

Điều này xảy ra ở cả hai giới, nhưng đặc biệt đúng với phụ nữ, những người luôn tin rằng “hôn nhân là mồ chôn của hạnh phúc”. Với không ít phụ nữ, hôn nhân còn là nấm mồ chôn cả sự nghiệp mà họ đã vất vả gây dựng được, phụ nữ không muốn đánh mất sự thăng tiến khi kết hôn sinh con và phải phụ thuộc vào chồng.

Ngược lại, áp lực về bổn phận với gia đình và xã hội cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự với nam giới. Công việc không ổn định và lương không cao, nhiều nam giới khó có thể chịu nổi những áp lực buộc họ phải trở thành trụ cột kinh tế cho gia đình và chỗ dựa cho phụ nữ.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lí cũng cho rằng, việc các bạn trẻ có tư tưởng ngại kết hôn vì không muốn bị gò bó, ràng buộc sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Việc các bạn không muốn kết hôn nhưng lại mong muốn được làm mẹ và rồi đi kiếm "tình một đêm" hoặc phát sinh các mối quan hệ ngoài vợ, ngoài chồng sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: Xóa bỏ dấu gạch chân trong word 2007 2010 2003 2013, bỏ gạch đỏ trong word 2016 2013 2007 2010

Tình một đêm được hiểu đơn thuần là đáp ứng nhu cầu cho nhau, khi nào cần thì gặp nhưng nhiều bạn trẻ không hiểu rằng mối quan hệ này sẽ chấm dứt bất cứ lúc nào vì nó không có sự ràng buộc nào cả. Hơn nữa nó sẽ hủy hoại lối sống và cả suy nghĩ lành mạnh của các bạn trẻ. Do vậy, trước khi quyết định làm một điều gì đó, các bạn hãy cân nhắc kĩ lưỡng, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.