*

Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.

Bạn đang xem: Hồ kim ngưu là hồ nào


*

Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.

Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh - một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa -con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ "Tây Hồ ngự quán" mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế. Ngày nay, men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, đảo nhỏ được người xưa ví là "bãi đất cá vàng" nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế "đầu rồng, thân rồng, rùa cõng" khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.

*

Lễ ở điện Ngọc Hoàng

Tam quan vào cổng Phủ Tây Hồ đắp đao lửa, mái làm giả ngói ống, dưới diềm khắc 4 chữ Hán "Phong đài nguyên các" (Đài gió gác trăng), câu đối hai bên trụ nói về sự tích Phùng Khắc Khoan gặp Liễu Hạnh. Phủ chính có quy mô kiến trúc lớn, mặt trước Phủ có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi "Tây Hồ hiển tích" (Dấu để Tây Hồ), được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan vào là phương đình 2 tầng, 8 mái. Nhà tiền tế xây sát sau phương đình. Phần thờ tự theo thứ tự từ ngoài vào: lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan, có tượng ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, 3 đôi câu đối ca ngợi chúa Liễu Hạnh. Lớp thứ hai, thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu, có câu đối ca ngợi thắng cảnh Tây Hồ. Lớp thứ ba thờ Tam Tòa Thánh Mẫu có cửa võng đề "Tây Hồ phong nguyệt" và đôi câu đối ca ngợi bà Liễu Hạnh. Trên nóc mái giáp cửa hậu treo đại tự "Mẫu nghi thiên hạ", hai bên có câu đối bằng gỗ. Lớp trên cùng hậu cung là nơi đặt tượng của bà Liễu Hạnh và tượng Chầu Quỳnh, Chầu Quế. Trên cao là bức đại tự "Thiên tiên trắc giáng" và "Mẫu nghi thiên hạ". Sát Phủ chính là lầu Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian. Phía ngoài Phủ chính xây 2 am thờ nhỏ thờ Cô và Cậu. Phía trước lầu có tháp nhỏ, dưới gốc si là tấm bia Từ chỉ của xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5 (1845). Di vật trong Phủ còn khá phong phú với nhiều câu đối, cửa võng, long ngai, bài vị, sập thờ. Cửa cuốn, cửa võng được chạm khắc đẹp, mang nét nghệ thuật thế kỷ XIX . Ngoài ra còn có các loại tàn, tán, lọng, 3 quả chuông đồng, 1 bát hương đồng ghi "Đông Cung Điêu", bát hương đá, 10 đạo sắc phong (3 đạo phong chúa cho Liễu Hạnh, 7 đạo phong cho thần Kim Ngưu), 50 pho tượng tròn lớn nhỏ. Đây là di tích trong quần thể di tích ven Hồ Tây, một thắng cảnh đẹp của Thủ đô. Phủ Tây Hồ được công nhận là di tích lich sử - văn hóa năm 1996. Đền Kim Ngưu đã bị đổ trong chiến tranh chống Pháp, nhưng vẫn còn dấu tích là cây đa cổ thụ trên đó có bàn thờ mà dân làng Tây Hồ dựng lên để thờ vị thần Kim Ngưu (Trâu Vàng). Theo truyền thuyết, tiếng chuông làm bằng đồng đen của nhà sư Nguyễn Minh Không đời Lý đã làm cho con trâu vàng bị giam giữ ở Trung Quốc tưởng là tiếng trâu mẹ gọi, lồng về phía Việt Nam. Đường trâu vàng chạy lún thành sông Kim Ngưu. Đến phía tây Kinh thành thì tiếng chuông tắt, trâu đã lồng và xéo nát một vùng thành hồ Kim Ngưu, tức Hồ Tây ngày nay. Đền Kim Ngưu có Tam quan, phủ chính, điện thờ Mẫu, sân trong và nhà khách. Trong những năm gần đây, quận Tây Hồ đã có các cuộc hội thảo khoa học về đền Kim Ngưu, để từ đó có cơ sở phục hồi một điểm di tích gắn với vùng Hồ Tây./.

Hồ Tây là Hồ nước ngọt lớn nhất trong nội đô Thành Phố Hà Nội. Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500 ha, nếu bạn muốn đi hết một vòng quanh hồ thì tôi khuyên bạn nên đi bằng xe máy hoặc ô tô, vì hồ có chiều dài lên tới 17 km. Theo như sự nghiên cứu của chúng tôi, cộng với sự tìm hiểu của Ngành địa dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồ là một đoạn sông Hồng rớt lại, sau khi đổi dòng, có thể tới cả hàng nghìn năm. Và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về lịch sử tên gọi qua các thời kỳ của hồ…..

19 điểm Du lịch hấp dẫn của Hà Nội


*
Hồ Tây khi chiều buông

Trước khi có tên gọi là hồ Tây như bây giờ thì hồ cũng trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử với những tên gọi khác nhau gắn với văn hóa từng thời đại, với ý chí chủ quan của con người, nên mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian khác nhau. Tôi sẽ kể cho quý khách nghe về 6 tên gọi lịch sử của hồ bằng 6 câu chuyện đã được lưu truyền lại.


Nội dung bài viết


1. Đầm Xác Cáo

Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của Hồ Tây. Tên gọi này gắn với sự tích con Hồ ly tinh chín đuôi. Sự tích kể rằng nơi đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu và nhiều gò núi. Ở đó, có một con Hồ ly tinh chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu đời sống dân lành. Nhưng việc diệt trừ Hồ ly tinh được kể trong các câu chuyện dân gian cũng khác nhau. Một chuyện cho rằng Lạc Long Quân vì thương xót con dân nên đã dâng nước biển dìm chết con cáo và tạo ra hồ nước. Một câu chuyện khác kể về Huyền Thiên cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của dân chúng mà diệt trừ con cáo. Việc diệt trừ xảy ra ác liệt, khi con cáo bị diệt xong đã tạo ra một hồ nước. Từ đó, hồ có tên là Đầm Xác Cáo.

*
Hồ Tây ngày nay

2.Hồ Kim Ngưu

Hồ Kim Ngưu gắn với sự tích con trâu vàng. Bạn nên đến Đền Kim Ngưu, nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều minh chứng liên quan đến con trâu vàng này. Song sự tích này được kể khác nhau. Một câu chuyện kể rằng ngày xưa ở Núi Tiên Du có con Trâu vàng bị một Pháp sư yểm bùa, vùng dậy chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức mạnh của mình, nó đều tạo ra các dấu tích. Cuối cùng nó chạy tới đầu Sông Tô gặp một hồ nước, nó nhao xuống bơi lội thỏa thích rồi ở luôn trong lòng như đứa con lưu lạc vừa tìm được mẹ. Từ đó, Hồ Tây có tên là Hồ Kim Ngưu.

3. Hồ Lãng Bạc

Theo Tây Hồ chí thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng tráng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện với tư cách là kẻ thôn tính văn hóa và đất nước ta đã gọi Hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ vô cùng hùng tráng.

4. Dâm Đàm

Cái tên nói lên tất cả, Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự rộng lớn, mênh mang sóng nước của Hồ Tây. Tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố GS. Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý – Trần (Thế kỷ X – XV) với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là Hồ mù sương.

5.Tây Hồ

Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ”. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là hồ phía Tây Kinh thành, e không hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ Hà Nội, thì địa danh trên không đúng theo phương vị Đông và Tây. Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của Hồ Tây, và Hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.

6.Đoài Hồ

Chúa Trịnh Tạc (1657 – 1682) được phong tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây – ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, đến hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là: Hồ Tây.’


*
Chùa Trần Quốc

Hi vọng rằng qua những câu chuyện tôi vừa kể các bạn sẽ phần nào hiểu được nguồn gốc lịch sử của cái tên Hồ Tây như ngày nay.

Đứng ở đây các bạn có cảm nhận được sự tươi mát và trong lành của nơi đây không ạ?
Vâng chính vì điều này mà dù trong quá khứ hay hiện tại thì hồ vẫn mang 1 ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân toàn thành phố. Hồ Tây được coi là bức tranh Hà Nội đa màu, là lá phổi xanh của Hà Nội, giúp điều hòa không khí, tạo bầu không khí trong lành, không chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn, hồ còn là nguồn cung cấp thủy hải sản lớn cho thành phố. Những sản vật sen hay hay đặc sản bánh tôm bún ốc có thể nói là tiêu biểu cho ẩm thực nơi đây. Các bạn sẽ có những cảm nhận tuyệt vời nếu thử thưởng thức chúng.

10 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Hưng Yên

Nếu khi nào các bạn có dịp đến thăm nơi đây, các bạn có thể dừng chân ở đình và đền Kim Liên- chính là chấn phía nam của kinh thành thăng long xưa, hay đưa gia đình tới công viên nước hồ tây nghỉ ngơi vui chơi, đó đều là nhưng địa điểm thú vị xung quanh Hồ Tây để cảm nhận hết được vẻ đẹp của nơi đây.

Một số câu hỏi thường gặp.

Xem thêm: Các bài thể dục tăng chiều cao "thần kỳ" cho cả nam và nữ, cách tăng 10


1 vòng hồ tây bao nhiêu km?

Vì một vòng ngoài của Tây Hồ có chiều dài khoảng 14 km. Riêng con đừng ven hồ có chiều dài lên đến 18km (đó cũng là chu vi của Hồ). Nên rất ít người đi bộ được hết một vòng hồ, chỉ có những bạn trẻ hay tập thể dục bằng xe đạp.


Phủ tây hồ thờ ai ?

Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam