Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng chục ngôi đền khác nhau. Nhưng nhắc đến ngôi đền thiêng nổi tiếng nhất, có lẽ người dân thủ đô đều xướng tên đền Ngọc Sơn. Ngôi đền này vừa là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của thủ đô, vừa là điểm đến hấp dẫn với mọi du khách khi du lịch Hà Nội.

Bạn đang xem: Cầu thê húc đền ngọc sơn


Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên một gò đất được gọi là đảo Ngọc Sơn ở phía Đông Bắc của hồ Gươm. Cổng đền nằm tại phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Lịch sử hình thành ngôi đền này cũng lắm thăng trầm và gắn liền với lịch sử đất nước.


*

Đền được xây dựng vào thế kỉ 19, để thờ Quan đế đã giúp trấn áp điều ác, mang đến điều tốt lành cho người dân.
Đến thời nhà Trần, đền được đổi tên thành Ngọc Sơn - là nơi thờ binh tướng đã hy sinh trong trận đánh quân Nguyên – Mông. Sau đó, ngôi đền bị sụp đổ.
Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng Cung Khánh Thụy và đắp hai quả núi đất trên bờ đất phía Đông, đối diện Đền Ngọc Sơn. Cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy bị phá hủy một phần. Sau đó dân làng Tả Khánh dựng lại và đặt tên là Đền Khánh Thụy. Hiện cửa Đền Khánh Thụy hướng ra Đền Ngọc Sơn.
Sau đó, một nhà từ thiện có tên Tín Trai đã xây dựng Chùa Ngọc Sơn trên một phần nền cung Khánh Thụy khi xưa, quay mặt về phía Nam.
Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhượng lại cho một hội từ thiện và đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính cùng các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương Đế Quân và đổi tên thành đền Ngọc Sơn.
Năm 1865, nhà Nho Nguyễn Văn Siêu đại tu cho đắp thêm đất, xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba ở phía Nam, cầu Thê Húc dẫn từ bờ Đông đi vào đền cùng Tháp Bút, Đài Nghiên.

Năm 2013, đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Đây là điểm tham quan thu hút mọi du khách khi đến Hà Nội. Được biết đến là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hà thành, hàng năm vẫn có rất nhiều sĩ tử đến đây hành lễ trước kỳ thi.


Du khách có thể tham quan, vãng cảnh, thỉnh hương tại ngôi đền nổi tiếng này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, đầu năm luôn là dịp lý tưởng nhất khi không khí du xuân tràn ngập khắp phố phường. Lúc này, người dân Hà thành đến đây thắp hương cầu nguyện năm mới mạnh khỏe, may mắn, thành công.


Đền mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 6, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối. Riêng thứ 7 và chủ nhật, đền mở cửa đến 9 giờ tối để phục vụ khách tham quan. Du khách có thể sắp xếp thời gian và lịch trình hợp lý để ghé thăm đền.


Du khách sẽ chỉ phải mua vé khi qua Đắc Nguyệt Lâu. Nếu chỉ dừng chân ở cầu Thê Húc thì không cần mua vé. Giá vé được quy định khác nhau cho từng đối tượng như sau:


*

Du khách phương xa muốn đến đền Ngọc Sơn cần có vé máy bay đi Hà Nội. Khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, du khách có thể đặt xe đưa đón sân bay để vào nội thành. Du khách đến từ các tỉnh bằng xe khách có thể bắt xe đến bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Gia Lâm.


Từ các địa điểm khác nhau tại Hà Nội, du khách có thể đến đền bằng xe taxi, xe công nghệ, xe ôm, xe máy, xe buýt. Nếu đi xe buýt, du khách có thể chọn tuyến 36, 08, 31, 14 đều có lộ trình đi ngang qua đền. Du khách cần lưu ý, cuối tuần thành phố sẽ cấm phương tiện lưu thông trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm. Du khách đến đây cuối tuần cần lưu ý để chọn phương tiện và điểm dừng phù hợp.


Trải qua nhiều lần xây, sửa, đổi tên và đại trùng tu cùng nhiều biến động lịch sử, đền Ngọc Sơn vẫn giữ được kiến trúc cổ kính. Từ cổng ngoài đi vào, du khách sẽ nhìn thấy bức tường với bảng rồng, bảng hổ với 2 câu đối nói về việc học hành, thi cử.


*

Đi qua cầu Thê Húc, du khách sẽ vào Đắc Nguyệt Lâu (lầu hứng trăng). Lầu được thiết kế với mái vòm 2 tầng với phù điêu gợn mây 4 góc. Trên Đắc Nguyệt Lâu có hai bức tranh đắp nổi gồm bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ bên phải và bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư bên trái.


*

Đền Ngọc Sơn được thiết kế xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam. Khu đền chính có ba nếp chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung.


*

Bái đường là nơi hành lễ đầu tiên có đặt một hương án lớn, hai bên có đôi chim anh. Trung đường là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ đều là những vị thần học vấn nổi tiếng. Hậu cung là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại thắng quân Nguyên Mông.


Phía Nam đền có đình Trấn Ba (đình chắn sóng) có kiến trúc hình vuông với 8 mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.

Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) không chỉ là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, TP.Hà Nội, được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.


Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này

Có dịp đặt chân đến địa điểm này, du khách chắc chắn sẽ nghĩ đến câu ca dao trên. Hà Nội đang "thay da, đổi thịt" từng ngày, nhộn nhịp và phát triển hơn với những tòa cao ốc mọc lên khắp nơi. Nhưng nép mình đâu đó, vẫn là một Hà Nội luôn cần mẫn bảo tồn những kiến trúc cổ xưa, những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong đó có nét độc đáo hiếm hoi trong kiến trúc của cầu Thê Húc bên bờ hồ Gươm.

*
Nhiều du khách tham quan và chụp ảnh trên cầu Thê Húc

Hàng trăm năm nay, cầu Thê Húc cũng là điểm tham quan thú vị cho du khách. Chị Nguyễn Thị Khánh Ly (quê Quảng Ngãi) bộc bạch: “Mỗi lần có dịp đến Hà Nội, tôi thường dạo quanh hồ Gươm và phải đặt chân lên cầu Thê Húc. Có lẽ vì sở hữu thiết kế độc đáo nên du khách lẫn người dân rất thích đến đây để check in "sống ảo". Hình ảnh cầu Thê Húc in bóng xuống hồ đầy lãng mạn từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô”.

Theo sử sách còn ghi lại, năm 1865, dưới triều vua Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu (1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc, nghĩa là “Giọt ánh sáng đậu lại” hay “Ngưng tụ hào quang”. Cây cầu này gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Thê Húc mềm mại, duyên dáng như thiếu nữ, được coi là cây cầu đẹp nhất Hà Nội. Ngày nay, cầu Thê Húc vẫn được người dân Thủ đô xem là biểu tượng của mặt trời, sự sống và hạnh phúc không chỉ bởi sắc đỏ rực rỡ mà còn bởi cầu hướng về phía Đông, nơi mặt trời mọc để đón nhận toàn bộ sinh khí tươi sáng của một ngày mới.

Thú vị nhất là cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu được trăng) nằm ẩn núp dưới bóng cây đa cổ thụ. Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX, là một trong những công trình kiến trúc đại diện cho nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

*
Cổng dẫn vào đền Ngọc Sơn

Ngay gần đền Ngọc Sơn là ngọn tháp Bút khắc ba chữ Tả Thanh Thiên nghĩa là “viết lên trời xanh” do nhà Nho lỗi lạc Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng. Từ đó dẫn ra đền Ngọc Sơn là cây cầu Thê Húc màu son như dải lụa vắt qua làn nước xanh rất hữu tình. Xa một chút ra hồ là tháp Rùa với tường rêu phong cổ kính. Phía Nam có trấn Ba Đình, tên gọi này xét theo ngụ ý sâu xa nghĩa là chắn những làn sóng văn hóa độc hại xâm nhập vào nước Nam thời đó.

Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần, phía trước là trấn ba đình (tức đình chắn sóng); ở giữa là điện thờ chính, sau cùng là hậu cung. Điện thờ chính là nơi thờ Văn Xương Đế Quân - ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử cùng chư vị thần tiên, màu sắc Đạo giáo ở khu vực này đặc biệt rõ nét. Tượng của Văn Xương Đế Quân là tượng đứng tay cầm bút viết dáng vẻ thư thái, thanh tao. Phần hậu cung là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng của Trần Hưng Đạo được đặt trên một bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá. Ngôi đình nhỏ bên trong đền Ngọc Sơn hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Hệ thống bốn cột ngoài làm bằng đá và bốn cột trong bằng gỗ vô cùng kỳ lạ đã tăng thêm vẻ đẹp tôn nghiêm nhưng không kém sức hút cho ngôi đền này.

Xem thêm: Top 10 Website Dịch Văn Bản Tiếng Anh Sang Tiếng Việt Chính Xác Nhất

Ghé thăm đền Ngọc Sơn, du khách dễ dàng cảm nhận được không khí tĩnh lặng, bình yên lạ kỳ giữa thành phố nhộn nhịp. Ngôi đền này không chỉ là điểm tâm linh để dâng hương cầu mong bình an, mạnh khỏe mà còn là nơi để thả lỏng, cảm nhận cuộc sống; lưu lại những hình ảnh đẹp và khám phá nét độc đáo của văn hóa Thủ đô.../.