*
Thai 30 tuần em bé nặng khoảng 1,4kg

30 tuần tuổi là đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Chỉ số chiều cao, cân nặng của em bé lúc này cần được theo dõi.


Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? 30 tuần em bé nặng khoảng 1,4kg và chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông hoặc bằng chiều dài của 1 cây cần tây (nếu tính cả 2 cẳng chân và bàn chân).

Từ tuần thứ 30 trở đi đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì em bé tăng mỗi tuần khoảng 230g.

Bạn đang xem: Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu

Thai 30 tuần phát triển như thế nào?

Bộ não của thai nhi 30 tuần tuổi ngày càng lớn

Bộ não của con cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những ngày này. Trước đó, bề mặt của não rất nhẵn, nhưng bây giờ, não bộ của thai nhi đang hình thành những rãnh và vết lõm đặc trưng.

Những rãnh não nhằm giúp tăng lượng mô não – một sự thay đổi cần thiết khi bé chuẩn bị phát triển trí thông minh cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Nấc cụt

Con mẹ có thể đã bị nấc cụt trong một thời gian. Tuy nhiên, chúng đặc biệt phổ biến trong ba tháng cuối của thai kỳ. Những chuyển động nhịp nhàng nhỏ đó là sự co thắt của các cơ hô hấp.

Các nghiên cứu cho thấy ngay từ 10 tuần trước khi sinh, nấc cụt sẽ kích thích não bộ và có thể đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của não.

Lanugo (lông tơ) đang biến mất

Bây giờ, não của bé và các tế bào chất béo mới đang điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Trong khi đó, lớp lông tơ mềm mại bao phủ cơ thể bé bắt đầu biến mất. Mẹ có thể thấy một vài sợi lông còn sót lại trên lưng và vai của trẻ khi chào đời.

Tủy xương thai nhi tuần 30 tuổi đang tạo ra các tế bào hồng cầu

Một sự thay đổi lớn khác khi thai 30 tuần là tủy xương của bé đã hoàn toàn đảm nhận việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

Trước đó, các nhóm mô và lá lách đảm nhiệm việc này. Đây là một bước quan trọng đối với bé, có nghĩa là bé sẽ tự phát triển tốt hơn sau khi chào đời.

Tỷ lệ sống sót bên ngoài bụng mẹ

Ở tuần thứ 30, bé vẫn rất non tháng. Tuy nhiên, cơ hội sống sót của bé tăng lên và nguy cơ mắc các khuyết tật nghiêm trọng liên quan đến sinh non giảm dần. Theo một nghiên cứu, với sự kết hợp đầy đủ, tích cực của sản khoa, nhi khoa, chăm sóc đặc biệt NICU sau khi sinh, tỷ lệ sống sót sau 30 tuần cao tới 98%

Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa?

Khoảng thời gian thai nhi đã được 30 tuần tuổi mẹ của bé thường có những cơn co bóp của tử cung, còn được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, thường những cơn này kéo dài khoảng 30 giây. Đó là dấu hiệu của bé đang cố gắng xoay trở mình, quay đầu, vận động nên nếu xảy ra tình trạng trên thì mẹ bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi để chuẩn bị sức khỏe cho lần vượt cạn.

Mỗi thai nhi đều có thời gian quay đầu khác nhau và không nhất định, có thai nhi đã quay đầu từ tuần 28, có thai nhi đến tuần 36-37 thì mới quay đầu. Vì vậy, thai nhi ở tuần thứ 30 chưa quay đầu thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe, nên ăn uống và nghỉ ngơi đều đặn để có sức khỏe tốt.

Nếu như các mẹ bầu quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu thì không nên ngồi quá nhiều, nên ngồi tư thế đầu ngồi thấp hơn mông và nằm nghiêng cho bé dễ quay đầu hơn.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Co bóp tử cung

Nhiều phụ nữ thỉnh thoảng cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ, gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks.

Thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Tuy vậy, cần lưu ý phân biệt với những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, có thể là dấu hiệu của sinh non.

Đến bệnh viện ngay nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu; đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi mẹ chưa từng bao giờ bị như vậy.

Sữa non

Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của mẹ quá chật, hãy chọn một chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực mẹ bây giờ. Khi bắt đầu có sữa, mẹ sẽ thấy lựa chọn này thật sáng suốt!

Ợ nóng

Những ngày thuộc kỳ thai 30 tuần, mẹ có thể cảm thấy như đang có một khẩu súng phun lửa trong ngực. Khó tiêu là một trong những chứng bệnh khi mang thai phổ biến nhất.

Các hormone thai kỳ khiến cơ xương chậu của mẹ giãn ra để mẹ có thể sinh con cũng làm giãn vòng cơ ngăn cách thực quản với dạ dày. Kết quả là thức ăn và dịch tiêu hóa có thể đi ngược dòng từ dạ dày vào ngực và cổ họng, khiến mẹ bị ợ nóng.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 30 tuần tuổi phát triển tốt

Đối phó với hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường diễn ra trong ba tháng cuối thai kỳ. Để giảm sự khó chịu, mẹ hãy:

Tạm dừng các hoạt động đòi hỏi cử động tay lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng máy tính hoặc làm đồ thủ công.Nẹp cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh (đặc biệt hữu ích vào ban đêm).Nhờ bác sĩ hướng dẫn các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh của tay.Xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau an toàn, vật lý trị liệu hoặc các phương pháp điều trị khác nếu các triệu chứng của mẹ xấu đi.

Sưng chân

Mẹ sẽ bắt đầu bị sưng (phù) chân. Tình trạng này sẽ giảm nếu mẹ gác chân cao lên một chút. Song nếu tình trạng phù đột ngột hoặc gây đau nhức, khó chịu, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Khó thở

Mẹ vẫn tiếp tục thấy thở mệt nhọc do thai 30 tuần vẫn còn ở khá cao khiến mẹ như bị chèn ép khó chịu. Vào gần các tuần cuối gần thời điểm chuyển dạ; có thể mẹ sẽ thấy thoải mái hơn khi bào thai hạ xuống khung xương chậu.

Bước sang tuần 30, bé của mẹ đang tăng tốc phát triển để không ít lâu nữa là chào đời, là để mẹ chính thức ôm ấp vào lòng. Mẹ cùng Con Cưng nhìn xem sự phát triển của thai nhi vả chân dung của thai nhi 30 tuần sẽ như thế nào qua bài viết sau, mẹ nhé!

Mang thai tuần 30, mẹ chỉ còn khoảng 10 tuần nữa là đến ngày vượt cạn rồi. Từ đây đến ngày sinh nở, mẹ vẫn hãy tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi vừa là để thỏa lòng háo hức của mẹ, vừa là đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối của con, mẹ nhé!

Thai nhi 30 tuần là bao nhiêu tháng?

Thai nhi 30 tuần tuổi là bé đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ, chỉ còn hơn 2 tháng (khoảng 10 tuần) nữa là mẹ sẽ được đón bé chào đời. Lúc này, chiều dài thai nhi khoảng 38 cm - 40 cm và cân nặng thai nhi khoảng 1,3kg. Hình dáng của thai nhi 30 tuần tương đương với một quả dưa hấu nhỏ.

*

Mang thai tuần 30 chính là tháng thứ 7 của thai kỳ.

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn của em bé, lượng nước ối trong bụng mẹ cũng giảm dần. Đặc điểm này cho thấy thai nhi đang tăng trưởng bình thường, mẹ không nên lo lắng nhé! Tư thế của thai nhi 30 tuần có xu hướng hướng đầu xuống phía âm đạo của mẹ để chuẩn bị cho ngày chào đời sắp tới. Càng về những tuần sau đó, thai nhi càng có xu hướng tụt xuống sâu hơn. Cũng vì vậy mà khung chậu của mẹ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn.

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần diễn ra như thế nào?

Thai nhi 30 tuần tiếp tục tăng cân nhanh, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mỗi tuần trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng khoảng 230gram. Chất béo dưới da có tác dụng giúp giữ ấm cơ thể bé sau khi sinh ra đời và lớp mỡ này cũng có chức năng làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Bên cạnh đó, mắt bé bé đã có thể nhận biết được bóng tối và ánh sáng. Thú vị hơn là mẹ có thể thấy thai nhi cử động phản ứng lại với một số âm thanh lớn, thính lực của con được phát triển mạnh mẽ ngay trong tuần thai này.

Xem thêm: Top 99+ stt xin lỗi người yêu hay, 99 stt xin lỗi người yêu, bạn bè

Tuy nhiên, thai nhi 30 tuần sẽ giảm cường độ vận động hơn, vì bào thai lớn lên nên không gian bên trong trở nên khá chật chội. Ở tuần thai thứ 30 này, bé đã có thể di chuyển cơ hoành để tập thở và hô hấp. Hơn thế nữa, đôi lúc mẹ có thể nhận ra bé đang nấc nhờ vào những chuyển động co giật bên trong tử cung.

*

Các mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai tuần 30

Song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ mang thai tuần 30 cũng có những thay đổi đáng chú ý. Bên cạnh sự thay đổi về cân nặng và làn da, mái tóc của mẹ trong thời gian này cũng có thể bị ảnh hưởng. như: rụng, gàu, khô,... Vậy nên, mẹ hãy nhớ quan tâm chăm sóc mái tóc của mình nhé. Mẹ có thể tham khảo qua sản phẩm Bộ ngăn rụng tóc Megumi (dầu gội 175g + tinh chất dưỡng tóc 50ml).. hiện đang được phân phối tại chuỗi cửa hàng Con Cưng để chăm sóc cho mái tóc của mình nhé. Các thành phần: nấm phục linh, rễ gừng, tảo Nhật,.. có trong sản phẩm sẽ tác động sâu đến chân tóc giúp tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc hiệu quả.

Mong rằng những thông tin mà Con Cưng cung cấp trên đây đã giúp mẹ bầu có thêm những thông tin hữu ích khi mang thai tuần 30. Dùng App Con Cưng hoặc truy cập website https://tmec.edu.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hay về chăm sóc mẹ bầu và em bé, cùng các thông tin về sản phẩm và những chương trình ưu đãi hấp dẫn, mẹ nhé!