Với trí tưởng tượng của các biên kịch hiện đại, câu chuyện kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân lúc xuất hiện cả người ngoài hành tinh, khi biến tấu thành phim hài.

Bạn đang xem: Tây du ký thời hiện đại


"Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2" (2017)

 

Phần tạo nên cơn sốt phòng vé Tết Hong Kong hồi năm 2013 có ngân sách 63,3 triệu USD. Châu Tinh Trì làm sản xuất còn Từ Khắc đảm nhận vị trí đạo diễn và biên kịch. Tác phẩm là sự giao thoa về phong cách giữa “ông vua phim hài” và bậc thầy làm phim hành động. 

Tính cách của các nhân vật đều thay đổi so với nguyên tác truyện Ngô Thừa Ân. Đường Tăng là người "hai mặt", biết giả vờ dụ ngọt Tôn Ngộ Không để hoàn thành mục đích. Trong khi đó, Tôn Ngộ Không lại cực kỳ hung hãn và manh động. Nhân lúc sư phụ bị khàn tiếng không thể đọc thần chú, hắn tìm cách tiêu diệt thầy mình. Trư Bát Giới thấy phụ nữ đẹp luôn chảy nước dãi và lời nói trở nên nhỏ nhẹ. Trái ngược nhiều phiên bản Sa Tăng trước đó (hay phải hầu hạ Trư Bát Giới), nhân vật mới được nhị ca kéo xe đẩy chở mình.

"Đại thoại Tây Du 3" (2016)

 

21 năm sau Đại thoại Tây Du 2, đạo diễn Lưu Trấn Vỹ tiếp tục thực hiện phần ba. Trong tập này, Tử Hà tiên tử quay về quá khứ để ngăn Chí Tôn Bảo yêu cô bằng cách tác hợp cho anh và tình địch Bạch Tinh Tinh (Mạc Văn Úy). Phim cũng đưa vào tình tiết gây sốc: Đường Tăng là con của chú khỉ được Ngọc Hoàng tạo ra để thay thế Tôn Ngộ Không. Châu Tinh Trì và Chu Ân đều không quay lại với vai diễn mà thay bằng các diễn viên trẻ Hàn Canh và Đường Yên. 

"Tây Du Ký lạ truyện: Kiếp nạn thứ 82" (2016)

 

Tây Du Ký lạ truyện được đạo diễn Khiếu Thú Dịch Tiểu Tinh chuyển thể từ series hài Vạn vạn không ngờ tới. Thuộc dòng hài nhảm, kịch bản không ngại xây dựng các nhân vật đi ngược với nguyên tác. Đường Tăng ăn mặc xuề xòa, dễ bỏ đường tu và ham ăn hơn cả Trư Bát Giới. Tôn Ngộ Không chải chuốt và lắm lời, Trư Bát Giới thư sinh còn Sa Tăng béo và hay khóc nhè khi gặp nạn. Đằng sau câu chuyện tranh giành báu vật, phim nêu ra thông điệp ý nghĩa xoay quanh quyền năng và tình yêu.

"Tây Du Ký: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" (2016) 

 

Tác phẩm là phần tiếp theo củaĐại náo thiên cung nhưng Quách Phú Thành thay Chân Tử Đan thủ vai Tôn Ngộ Không. Tài tử Phùng Thiệu Phong mang đến một Đường Tăng khác lạ khi cường điệu hóa tính cách bao đồng của nhân vật. Mặc dù vậy, hoa đán Củng Lợi mới là ngôi sao tỏa sáng nhất phim trong vai Bạch Cốt Tinh. Nhân vật này được đào sâu thêm tính cách so với màn xuất hiện ngắn ngủi trong truyện, trở thành một kẻ phản diện quyến rũ, ác độc nhưng cũng có số phận bi kịch.

"Tây Du Ký: Đại náo thiên cung" (2014)

 

Tác phẩm năm 2014 kể lại hồi truyện kinh điển trong nguyên tác với nhiều tình tiết sửa đổi. Cụ thể, nhân vật Ngưu Ma Vương (Quách Phú Thành) là kẻ lãnh đạo Ma giới, luôn đối chọi với Ngọc Hoàng. Sau đó, Tôn Ngộ Không mới ra đời và đại náo thiên cung do bị Ngưu Ma Vương giật dây. Việc dùng nhiều kỹ xảo và cốt truyện hiện đại khiến Đại náo thiên cung mang dáng dấp của một bom tấn siêu anh hùng lạ lẫm với khán giả. Ngoài ra, trong vai Tôn Ngộ Không, Chân Tử Đan cố bắt chước lối diễn của Lục Tiểu Linh Đồng nhưng không thành công trong việc thể hiện khí chất nhân vật.

"Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện" (2013)

 

18 năm sau Đại thoại Tây Du, Châu Tinh Trì quay lại với câu chuyện Tây Du Ký nhưng lần này ở cương vị đạo diễn. Phim giới thiệu xuất thân hoàn toàn mới của bốn thầy trò: Đường Tăng là một thầy trừ yêu có mối tình với nàng pháp sư (Thư Kỳ), Tôn Ngộ Không già nua, xấu xí và hung tợn, Trư Bát Giới "mặt hoa da phấn" còn Sa Tăng là một yêu quái ăn thịt người. Lối hài cường điệu của Châu Tinh Trì được đẩy lên tột cùng gây thú vị cho khán giả, dù phim bị chỉ trích bởi nhiều cảnh bạo lực. Tác phẩm trở thành phim ăn khách nhất Trung Quốc mọi thời đại với doanh thu lên đến 205 triệu USD, trước khi bị Tróc yêu ký Mỹ nhân ngư vượt qua.

"The Forbidden Kingdom" (2008)

 

Bộ phim là sản phẩm giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây, kể về một cậu bé người Mỹ vô tình lạc đến Trung Quốc cổ đại với sứ mệnh giải cứu Tôn Ngộ Không. Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng đều không xuất hiện trong phim. The Forbidden Kingdom được đánh giá khá tốt về mặt kỹ xảo và võ thuật, đặc biệt là trận chiến độc nhất trên màn bạc giữa hai huyền thoại Thành Long và Lý Liên Kiệt.

"Tình điên đại thánh" (2005)

 

Tạ Đình Phong thủ vai Đường Tăng - nhân vật chính trong phim Tây Du Ký cải biên năm 2005. Đi ngược với môtíp trong truyện, lần này ba đồ đệ bị bắt giam còn Đường Tăng mới là người đi giải cứu. Diễn biến câu chuyện càng lúc càng kỳ ảo với sự xuất hiện của một nàng công chúa ngoài hành tinh (Phạm Băng Băng) tìm đến Trái đất. Trong cao trào của phim, Đường Tăng thậm chí còn đại náo thiên cung để cứu một cô gái.

"Đại thoại Tây Du: Tiên lý kỳ duyên" (1995)

 

Phần hai của phim vẫn mang tính trào lộng nhưng tập trung hơn vào chuyện tình của Tôn Ngộ Không và Tử Hà tiên tử (Chu Ân). Vua khỉ dần chấp nhận thân phận của mình và đi thỉnh kinh, trong khi lòng vẫn nặng trĩu mối tình. Phim sửa đổi hình tượng các nhân vật khác xa nguyên tác như Đường Tăng (La Gia Anh) vừa già vừa nói nhiều, Quan Âm Bồ Tát nổi nóng vì Tam Tạng quá lắm mồm.

Phân cảnh kỳ quặc nhất của phim là khi Đường Tăng ngẫu hứng trình diễn bài hát tiếng AnhOnly You suốt vài phút. Dù mạnh tay phóng tác nhưng hai phần Đại thoại Tây Du gây ấn tượng nhờ câu chuyện tròn trịa và giàu cảm xúc. Năm 2005, Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông (HKFA) xếp phim đứng thứ 19 trong số các phim Hoa ngữ xuất sắc mọi thời.

"Đại thoại Tây Du: Nguyệt quang bảo hợp" (1995)

 

Tác phẩm là phim đầu tiên mạnh tay cải biên câu chuyện Tây Du Ký thành phim hài. Đại thoại Tây Du có cấu trúc thú vị theo lối kể ngược, xoay quanh tên cướp Chí Tôn Bảo (Châu Tinh Trì). Khi có báu vật Nguyệt quang bảo hợp, hắn dần nhận ra kiếp trước của mình là Tôn Ngộ Không. Trải dài suốt phim là những chi tiết hài cường điệu, kết hợp cả yếu tố võ hiệp và những câu thoại hiện đại. Vai diễn Chí Tôn Bảo thành công giúp Châu Tinh Trì xây dựng thương hiệu vua hài Hong Kong vào giữa thập niên 1990.

TPO - "American Born Chinese" hay "Tây du ký" bản Mỹ lên sóng nhận nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực của khán giả Trung Quốc. Phiên bản "Tôn Ngộ Không" của Ngô Ngạn Tổ và "Quan Âm" của Dương Tử Quỳnh bị chê.

Sohu đưa tin bộ phim American Born Chinese (hay còn gọi là Du ký ABC) do Disney sản xuất đã lên sóng nhưng gây ra nhiều tranh cãi. Từ tạo hình đến nội dung của phim đều bị đánh giá là thiếu chỉn chu, cải biên quá mức.

Khán giả Trung Quốc cho rằng nhà sản xuất của nhiều nước không tôn trọng văn hóa truyền thống, nguyên tác tiểu thuyết gốc mà phóng tác nhiều nội dung phản cảm.

Tây du ký của Mỹ: Tôn Ngộ Không có con trai

American Born Chinese được khán giả Trung Quốc gọi là Tây du ký bản Mỹ vì vay mượn nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc, trong đó xuất hiện hai nhân vật Tôn Ngộ Không và Quan Âm Bồ Tát trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, nhà sản xuất Disney thay đổi rất nhiều cốt truyện, tính cách và bối cảnh nhân vật. Tôn Ngộ Không do Ngô Ngạn Tổ thủ vai đã có con trai học trung học tên Ngụy Sâm. Tề Thiên Đại Thánh mất ba năm mới tìm được trường của con trai để đòi lại gậy Như Ý. Tôn Ngộ Không trong phim được miêu tả là một kẻ hung ác, ngạo mạn.

*
*
*
*

Tôn Ngộ Không do Ngô Ngạn Tổ trong Tây du ký bản Mỹ thể hiện bị chê.

Bên cạnh đó, Quan Âm do Dương Tử Quỳnh diễn che giấu thân phận dưới vỏ bọc dì của Ngụy Sâm. Tạo hình Quan Âm Bồ Tát của Dương Tử Quỳnh bị chê thiếu chỉn chu, đi dép tông, pháp lực yếu.

Ngoài ra, American Born Chinese nhận nhiều đánh giá kém về kỹ xảo, bối cảnh. Bộ phim chỉ nhận được điểm chất lượng 5,5/10 trên trang đánh giá Douban và bị coi là "rác phẩm".

Tây du ký của Nhật Bản: Đường Tăng là nữ, thân mật với Tôn Ngộ Không

Theo Sohu, Tây du ký 1986 do Trung Quốc sản xuất là phiên bản nổi tiếng nhất, trở thành tác phẩm kinh điển không chỉ của Trung Quốc mà còn được khán giả cả châu Á yêu thích.

Tuy nhiên, trước đó, Nhật Bản cũng từng sản xuất một phiên bản Tây du ký có nhiều thay đổi. Trong đó, Đường Tăng do nữ diễn viên thủ vai, ngoại hình xinh đẹp, cuốn hút. Biên kịch còn chỉnh sửa kịch bản, thúc đẩy tình cảm của Đường Tăng và Tôn Ngộ Không như để cả hai có nụ hôn trán ngọt ngào.

Nhà sản xuất còn thay đổi giới tính của các nhân vật như Quan Âm Bồ Tát lại do một nam diễn viên thủ vai, Phật Tổ do một nữ diễn viên gạo cội đóng. Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương vốn là hai anh em trở thành vợ chồng.

*
*
*
*

Nhà sản xuất phim Nhật Bản đổi giới tính nhiều nhân vật trong Tây du ký.

Tây du ký phiên bản Australia: Tôn Ngộ Không cưỡng hôn sư phụ

Theo Sohu, ảnh hưởng từ các phiên bản cải biên quá mức, Australia cũng sản xuất một bộ phim điện ảnh, lấy cảm hứng từ 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Tuy nhiên, từ trang phục, hoá trang đến tính cách đều mang đậm nét phương Tây.

Trong đó, Đường Tăng và Trư Bát Giới đều do diễn viên nữ đảm nhiệm. Tôn Ngộ Không xuất hiện với hình ảnh cao lớn, mạnh mẽ. Khi Đường Tăng tới giải cứu Tôn Ngộ Không còn bị nhân vật này trêu chọc và cưỡng hôn. Sau đó, Tôn Ngộ Không vì cảm ơn đã bứt một sợi lông nách đưa cho Đường Tăng.

*
*
*
*

Khán giả bất ngờ với nụ hôn mà Tôn Ngộ Không dành cho Đường Tăng trong Tây du ký bản Australia.

Tây du ký bản Hàn Quốc (2011): Thầy trò Đường Tăng xuyên không về thế giới hiện đại

Bộ phim Tây du ký trở về (2011) từng nhận số điểm cực thấp 2,3/10 trên trang Douban do những cải biên quá đà cùng chất lượng phim dở tệ.


Theo đó, các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật lăng mộ của 4 thầy trò Đường Tăng. Sau đó, nhà khoa học còn định nghiên cứu để lấy DNA của Tôn Ngộ Không và các sư đệ. Lúc này, 4 đại ác ma là Bạch Cốt Tinh, Ngưu Ma Vương, Kim Giác Đại Vương, Kim Ngân Đại Vương, vốn là kẻ thù của thầy trò Đường Tăng cũng tìm tới Hàn Quốc sau khi nghe được bản tin.

Chúng tìm tới bảo tàng để lấy trộm thi cốt của Đường Tăng. Cùng lúc đó, bốn thiếu niên cũng lẻn vào nơi này vì muốn tìm hiểu bí mật về quá trình đi lấy chân kinh. Sau đó, thầy trò Đường Tăng phải nhập vào bốn thiếu niên để chống lại 4 đại ác ma.

*
*
*
*

Sao chổi trong phim Tây du ký trở về của Hàn Quốc còn biết nói chuyện.

Theo Sohu, thầy trò Đường Tăng vốn là nhân vật trong văn hoá Trung Quốc, do đó, việc tìm thấy lăng mộ và di hài tại Hàn Quốc là việc không thể xảy ra. Thậm chí, bộ phim còn có những chi tiết hoang đường như Ngưu Ma Vương vì muốn diệt thầy trò Đường Tăng mà làm phép để sao chổi đụng độ với Trái Đất, thậm chí sao chổi này còn biết nói chuyện. Do đó, bộ phim nhận những đánh giá cực thấp của khán giả.

Tây du ký bản của Lâm Phong: Tôn Ngô Không yêu em gái Dương Tiễn

Tháng 4, bộ phim Lăng vân chí do Lâm Phong đóng chính lên sóng sau 5 năm bị hoãn. Trong phim, nam diễn viên Hong Kong vào vai Bàn Thạch, cũng là một chú khỉ sinh ra từ tảng đá. Trong quá trình xông pha giang hồ, Bàn Thạch đem lòng yêu Dương Thiền, em gái Nhị Lang Thần Dương Tiễn, hay còn được gọi là Tam Thánh Mẫu, sở hữu đèn Bảo Liên. Đây là phần cải biên khiến người xem khó chịu.

Bên cạnh đó, bộ phim xây dựng Bàn Thạch ngây ngô, có nhiều hành động vô duyên, biểu cảm dâm tà với nhân vật nữ. Kỹ xảo của Lăng vân chí cũng bị chê sơ sài, do đó bộ phim nhận đánh giá kém của công chúng.

*
*
*
*

Lâm Phong vào vai chú khỉ Bàn Thạch trong một phiên bản Tây du ký mới lên sóng.

Bên cạnh đó, Sohu còn liệt kê phiên bản Tây du ký của Việt Nam với bối cảnh đơn sơ như nhà tranh, cẩu yêu quái là diễn viên mặc đồ hóa trang chú chó đồ chơi...

*
*
*
*

Tây du ký phiên bản Việt bị chê vì hóa trang xấu, bối cảnh nghèo nàn.

Xem thêm: Chia Sẻ Mẫu Cv Xin Việc Cho Người Mới Ra Trường Đơn Giản, Mẫu Cv Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Theo Sohu, Tây du ký có ảnh hưởng lớn với văn hóa đại chúng Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các nhà làm phim liên tục khai thác khía cạnh nội dung mới mẻ từ tiểu thuyết gốc. Tuy nhiên, không phải phiên bản nào cũng có chất lượng tốt, dàn diễn viên thực lực tham gia. Đa phần, nhà sản xuất cải biên quá đà, gây tranh cãi để thu hút người xem.