5.000 USD là hạn mức để xác định nghĩa vụ khai báo Hải quan khi xuất nhập cảnh chứ không phải là số tiền chỉ được mang theo khi xuất, nhập cảnh Việt Nam

Hỏi: Cần phải làm những thủ tục gì để chuyển khoản tiền được thừa kế ở Việt Nam ra nước ngoài? Theo quy định của Nhà nước thì khoản tiền được chuyển từ VN ra nước ngoài trong trường hợp này là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân có quyền mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ cho những mục đích hợp pháp. Việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phải tuân thủ qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Bạn đang xem: Quy định mang ngoại tệ khi xuất cảnh 2017

1. Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

2. Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

3. Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

4. Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

5. Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

6. Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

7. Các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Đối với người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

* Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (Theo mẫu của Ngân hàng);

- Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thoả thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

- Văn bản uỷ quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

* Về mức ngoại tệ tiền mặt được chuyển:

Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.

Số tiền còn lại (bằng đồng Việt nam hoặc ngoại tệ), công dân Việt Nam được gửi vào Ngân hàng để chuyển dần (bao gồm gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo, theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thoả thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ nhưng mỗi năm tối đa không quá mức quy định trên.

Trường hợp gửi vào Ngân hàng bằng đồng Việt Nam, công dân Việt Nam được mua ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng được phép tại thời điểm chuyển ngoại tệ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ.

Hỏi: Khi nhập cảnh vào Việt Nam thì trẻ em dưới 14 tuổi có được tính như người lớn để mang theo ngoại tệ nhập cảnh vào Việt Nam hay cá nhân phải trên 18 tuổi mới được mang ngoại tệ khi nhập cảnh? (Nếu có 3 đứa con đi theo thì có được mang vào 20.000 USD ?).

Trả lời:

“Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam)”.

Như vậy, pháp luật về ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ quy định về việc mang ngoại tệ, mức ngoại tệ tiền mặt được mang của cá nhân “xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu”. Do vậy, về nguyên tắc, khi cá nhân sử dụng hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam - không phân biệt độ tuổi - đều được mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt theo mức quy định nêu trên.

Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu được mang theo người lượng ngoại tệ theo quy định trên (từ 5000 USD trở xuống không phải khai báo hải quan). Do vậy, nếu cha, mẹ mang theo các con nhập cảnh vào Việt Nam thì được mang tối đa lượng ngoại tệ không phải khai báo hải quan bằng 5000 USD x số thành viên trong gia đình cùng đi.Hỏi: Mỗi người Việt Nam về thăm quê hương và gia đình khi trở về nước mình đang ở thì được phép mang theo bao nhiêu ngoại tệ?
Trả lời:

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm quê hương, nay xuất cảnh thì được mang theo người lượng ngoại tệ không phải khai báo hải quan là 5.000 USD theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN thì:“Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh”.

Do vậy, nếu khi trở về nước, người xuất cảnh mang theo số tiền lớn hơn mức 5000 USD nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào thì chỉ phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh mà không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Hỏi: Trường hợp đi du học thì được mang theo bao nhiêu tiền?

Trả lời:

1. Người đi học tập tự mình chuyển, mang ngoại tệ:

Trong trường hợp này cần cung cấp các giấy tờ sau để làm thủ tục xin giấy phép:

- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ;

- Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu.

Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo về tiền ăn ở, tiền sinh hoạt và các chi phí khác thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, công dân Việt nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000USD/người.

2. Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ quy định trên, phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân;

b. Bản sao giấy chứng minh nhân dâ (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

3. Người được công dân Việt Nam uỷ quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ và Giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học, người nhận ủy quyền còn phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người uỷ quyền;

b. Giấy uỷ quyền;

c. Bản sao hộ chiếu của người được uỷ quyền.

4. Công dân Việt Nam uỷ quyền cho Doanh nghiệp có chức năng tư vấn, dịch vụ du học liên hệ với Ngân hàng để xin chuyển ngoại tệ.

Hồ sơ xin chuyển ngoại tệ trong trường hợp này gồm có:

a. Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ. Văn bản phải bao gồm những nội dung sau: Danh sách người đi học; Số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học; Nơi chuyển ngoại tệ đến của từng người đi học.

b. Giấy thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí của từng người đi học. Trường hợp thông báo không ghi rõ chi phí của từng người đi học, doanh nghiệp phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

c. Bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp chưa đi học);

d. Hợp đồng uỷ quyền giữa Công dân Việt Nam và doanh nghiệp về việc Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục chuyển ngoại tệ.

đ. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với các trường hợp xin phép lần đầu).

Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng sẽ xem xét, cấp Giấy phép chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của cá nhân

Khi mang một số tiền mặt lớn nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan. Hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hiện hành.

Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam

Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định, cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:- 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;- 15 triệu đồng.Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt thấp hơn hoặc bằng mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu trên không áp dụng với cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.Như vậy, khi mang tiền mặt là ngoại tệ có giá trị trên 5.000 USD hoặc tiền Việt Nam trên 15 triệu đồng nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhân phải làm thủ tục khai báo hải quan cửa khẩu.Nhìn chung thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam tương đối đơn giản, Thông tư 15/2011/TT-NHNN không có quy định yêu cầu cung cấp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khi thực hiện thủ tục.Do vậy, người mang tiền mặt vượt quá mức quy định nhập cảnh vào Việt Nam chỉ cần khai báo hải quan qua Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh là được.

*
Hướng dẫn thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam (Ảnh minh họa)

Mang tiền mặt quá mức quy định mà không khai báo bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 15, cá nhân mang tiền mặt vượt quá mức quy định khi nhập cảnh mà không khai báo hoặc khai báo sai thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Về mức phạt hành chínhNgười nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 - 20 triệu đồng;Người nhập cảnh đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì bị phạt từ 02 - 25 triệu đồng.​Căn cứ Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CPTrường hợp xử lý hình sựTheo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật tiền mặt trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung 2: Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:Phạm tội có tổ chức;Vật phạm pháp trị giá từ 300 - 500 triệu đồng;Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;Phạm tội 02 lần trở lên;Tái phạm nguy hiểm.

Xem thêm: 11 phim ma cương thi vật cương thi 1 hd,vietsub, tin tức về hồng kim bảo mới nhất

- Khung 3: Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.Trên đây là các thông tin về thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của Luat
Vietnam để được hỗ trợ sớm nhất.
Hộ chiếu đã báo mất có thể khôi phục lại được không?
Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?
Thủ tục làm hộ chiếu: Hướng dẫn làm trực tiếp và online