Camera Raw là công cụ chỉnh sửa ảnh được tích hợp trong Photoshop từ phiên bản CC 2013 trở lên. Với Camera Raw, các bạn có thể chỉnh sửa màu sắc, blend màu, làm trắng da cùng với rất nhiều tính năng hữu ích khác. Nếu đang muốn sử dụng công cụ này để chỉnh sửa những bức ảnh của mình, các bạn hãy đọc ngay bài viết hướng dẫn sử dụng Camera Raw dưới đây của Hướng Nghiệp Á Âu nhé.

Bạn đang xem: Mở camera raw trong photoshop cs6

*

Camera Raw là công cụ chỉnh sửa ảnh được tích hợp trong Photoshop (Ảnh: Internet)


Các cách mở Camera Raw

Như đã nói ở trên, Camera Raw được tích hợp trong Photoshop từ phiên bản CC 2013 trở lên. Do vậy, nếu đang sử dụng phiên bản thấp hơn thì các bạn hãy nâng cấp lên phiên bản mới nhất để có thể sử dụng được Camera Raw nhé. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng phiên bản Photoshop PS thì Camera Raw sẽ không được tích hợp sẵn mà các bạn phải cài đặt công cụ này theo dạng plugin.

Để mở Camera Raw, các bạn có thể sử dụng 2 cách:

Cách 1: Sử dụng phím tắt

Bạn hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + A (trên mac
OS là Cmd + Shift + A) để mở Camera Raw.

Cách 2: Mở Camera Raw không cần dùng đến phím tắt

Bạn chọn tab Filter, một bảng chọn sẽ xổ xuống và việc bạn cần làm chỉ là chọn mục Camera Raw Filter là xong.

Hướng dẫn sử dụng Camera Raw

*

Giao diện làm việc của Camera Raw (Ảnh: Internet)

Sử dụng Camera Raw không khó, các bạn chỉ cần nắm được một số công cụ là đã có thể chỉnh sửa và tạo ra những bức ảnh đẹp cho riêng mình. Trước tiên, các bạn hãy mở ảnh trên Camera Raw để bắt đầu chỉnh sửa bằng 2 bưới dưới đây:

Bước 1: Mở file cần chỉnh sửa

Bạn nhấn vào File => Open hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + O, một bảng chọn hiện ra và bạn chỉ cần chọn bức ảnh mà mình cần chỉnh sửa.

Bước 2: Mở Camera Raw

Bạn mở Camera Raw bằng những cách đã nói ở trên.

Giao diện của Camera Raw rất trực quan và dễ làm quen. Khi mở lên, bạn sẽ thấy giao diện của Camera Raw được chia làm 3 phần:

Cột bên trái là cột Filmstrip, cột này hiển thị những tấm ảnh mà bạn đang chỉnh sửa.Ở giữa là không gian làm việc của Camera Raw, không gian này hiển thị các hiệu ứng mà bạn đang áp dụng cho bức ảnh của mình. Ở phía trên cửa sổ này là một thanh công cụ để sử dụng trong Camera Raw. Ở dưới bạn sẽ thấy thông tin bức ảnh của mình, thông số phần trăm zoom in, zoom out của ảnh và một số nút chức năng như so sánh ảnh trước và sau, chuyển đổi ảnh nhanh…Cột bên phải là cột dùng để chỉnh sửa ảnh, bao gồm một biểu đồ ở trên cùng và một số tab chức năng ở ngay dưới. Khi bạn chọn các tab khác nhau thì Camera Raw sẽ hiển thị các công cụ tương ứng với từng tab.

Ở các phiên bản cao hơn, Camera Raw sẽ cho người dùng tùy chọn giao diện sử dụng trong lần mở đầu tiên. Nhưng dù sử dụng giao diện nào thì Camera Raw cũng sẽ bao gồm 3 phần trên.

Sau khi Camera Raw đã mở ra, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu một số công cụ thường dùng:

Tab Basic

*

Tab Basic giúp điều chỉnh ánh sáng của bức ảnh (Ảnh: Internet)

Tab đầu tiên là Basic, tab này chứa các công cụ để điều chỉnh ánh sáng của ảnh và điều chỉnh màu sắc đơn giản. Trong tab này, bạn sẽ thấy có một số thanh trượt. Ý nghĩa của từng thanh trượt này như sau:

Exposure: Nếu cảm thấy bức ảnh của mình quá sáng hoặc quá tối, các bạn hãy điều chỉnh bằng công cụ này. Đây là công cụ giúp cân chỉnh độ phơi sáng của tấm ảnh. Thông thường bạn hãy để thông số này ở mức vừa phải vì nếu tăng quá nhiều thì bức ảnh sẽ bị cháy sáng.Contrast: Sử dụng chức năng này nếu bạn muốn điều chỉnh độ tương phản của bức ảnh. Phần này bạn nên chỉnh sửa một cách hợp lý.Highlights: Thanh chỉnh này được sử dụng để điều chỉnh những vùng sáng của tấm ảnh.Shadows: Bạn sử dụng công cụ này để tinh chỉnh vùng tối của bức ảnh. Nếu vùng tối của tấm ảnh quá tối bạn có thể kéo thanh này lên để lấy được chi tiết của bức ảnh.White: Thanh chỉnh này giúp điều chỉnh vùng trắng của ảnh.Black: Ngược lại với white, thanh này giúp bạn điều chỉnh vùng đen của ảnh.Clarity: Tăng độ chi tiết và độ nổi khối của ảnh.Dehaze: Làm rõ chi tiết ở những vùng mờ (ví dụ như vùng có sương mù, khói…).Vibrance: Điều chỉnh độ bão hòa của màu sắc. Khi tăng hoặc giảm thanh chỉnh này, màu của ảnh sẽ tăng hoặc giảm theo, nhưng vẫn giữ lại được nét hài hòa cho bức ảnh.Saturation: Cũng giống như Vibrance, Saturation giúp điều chỉnh độ bão hòa của màu sắc nhưng ở mức độ mạnh hơn. Ví dụ, nếu kéo chỉnh thanh này hết cỡ thì màu sắc của ảnh sẽ sáng rực lên khiến bức ảnh rất chói. Do vậy, khi sử dụng thanh này bạn phải chú ý tăng giảm vừa đủ.

Tab Tone Curve

*

Tone Curve cho bạn một biểu đồ để chỉnh sáng cho ảnh (Ảnh: Internet)

Trong tab Tone Curve có 2 tabs nhỏ cho các bạn tùy chỉnh là Parametric và Point.

Tại tab Parametric, bạn sẽ thấy Camera Raw hiển thị 1 biểu đồ nhiều ô vuông và có một đường chéo (đường Curve) từ trái qua phải. Bên dưới là 4 thanh chỉnh: Highlights, Lights, Darks và Dhadows. Tab Parametric chỉ có thể chỉnh ánh sáng của hình, và khi kéo chỉnh 1 trong 4 thông số thì biểu đồ sẽ thay đổi để bạn dễ dàng quan sát và quản lý.

Highlights: Giúp bạn chỉnh vùng sáng của ảnh. Khi chỉnh công cụ này thì đường chéo của biểu đồ sẽ thay đổi cong lên hoặc cong xuống ở các ô vuông bên phải.Lights: Dùng để chỉnh sáng của vùng trung tính trong bức ảnh.Darks: Dùng để chỉnh tối của vùng trung tính trong bức ảnh.Shadows: Chuyên chỉnh vùng tối của ảnh.

Tại tab Point, bạn cũng sẽ thấy Camera Raw hiện ra một biểu đồ giống như bên tab Parametric, nhưng bạn có thể sử dụng chuột để kéo trực tiếp trên biểu đồ này. Tab Point giúp bạn điều chỉnh màu sắc và cả màu ảnh, ngoài ra, tab này còn cho bạn 2 thanh chọn tên là Curve và Channel

Curve: Đây là tab giúp bạn chọn những preset có sẵn như Linear, Medium Contrast, Strong Contrast và Custom. Mỗi preset này đã chứa sẵn các thông số mà Camera Raw tự tinh chỉnh và bạn chỉ cần chọn cái mình thích để sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn Custom để có thể tự điều chỉnh theo ý thích của mình.Channel: Trong tab này Camera Raw cho bạn 4 lựa chọn là RGB, Red, Green và Blue. Nếu bạn muốn chỉnh màu nào cho ảnh thì bạn hãy chọn đúng màu đó và chỉnh theo ý mình.

Tab Detail

*

Tab Detail trong Camera Raw giúp bạn làm rõ một số chi tiết (Ảnh: Internet)

Đây là tab giúp các bạn lấy lại các chi tiết trong hình của mình. Tab này bao gồm 2 phần là Sharpening và Noise Reduction.

Một số thanh chỉnh có trong Sharpening:

Amount: Dùng để điều chỉnh đối tượng trở nên sắc nét và rõ hơn. Khi kéo thanh này, các chi tiết bị nhòe, không rõ nét trên ảnh sẽ được Camera Raw làm sắc nét hơn.Detail: Tăng độ chi tiết cho bức hình. Tuy nhiên, khi tăng thanh này thì các chi tiết xung quanh cũng sẽ được kéo sắc nét lên, do đó bạn hãy điều chỉnh thông số này cho phù hợp.Masking: Nếu như Amount và Detail làm rõ chi tiết của toàn bộ bức ảnh nhưng sẽ khiến một số chi tiết của bức ảnh trông khá thô, thì Masking sẽ giúp hạn chế tác dụng của 2 thanh trên. Khi sử dụng Masking lên ảnh thì chỉ những phần viền, những bộ phận cần độ chi tiết cao như mắt người, tóc, môi… mới chịu tác dụng của 2 công cụ trên. Còn những khu vực khác như má, trán… sẽ bình thường.

Một số thanh chỉnh có trong Noise Reduction:

Luminance: Nếu bức ảnh của bạn bị nhiễu, có hạt (đặc biệt là với những tấm ảnh chụp vào ban đêm) thì bạn hãy tăng thanh trượt này để giảm nhiễu cho ảnh.Luminance Detail: Khi sử dụng công cụ Luminance ở trên, Camera Raw sử dụng thuật toán để làm nhòe đi các điểm hạt, nhưng đồng thời cũng làm mất đi một vài chi tiết trong ảnh. Nếu gặp phải trường hợp này, các bạn hãy sử dụng Luminance Detail để hạn chế việc bị mất chi tiết nhiều nhất có thể.Luminance Contrast: Tăng giảm độ tương phản của những vùng đã chỉnh noise ở trên.

Tab HSL Adjusments

*

Nếu muốn điều chỉnh màu sắc của ảnh, bạn hãy vào tab HSL Adjusments (Ảnh: Internet)

HSL là viết tắt của Hue, Saturation và Luminance, tab này là tab chuyên dùng cho việc chỉnh sửa màu sắc. Khi chọn tab này, bạn sẽ thấy Camera Raw chia ra 3 tabs nhỏ nữa:

Hue:

Tab Hue này cho bạn rất nhiều thanh màu khác nhau như Reds, Oranges, Yellows, Greens… Các thanh màu ở tab này đều đi theo quy luật của vòng tròn màu sắc, nếu muốn chỉnh vùng màu nào trên ảnh, bạn chỉ cần kéo thanh màu đó là xong. Ngoài ra, trên các thanh chỉnh còn thể hiện sự chuyển đổi màu sắc để bạn dễ dàng chỉnh sửa màu theo ý mình.

Saturation:

Chức năng của tab này cũng giống với chức năng của thanh Saturation trong tab Basic nhưng chuyên sâu hơn. Nếu Saturation của tab Basic tăng độ bão hòa của toàn bộ bức ảnh thì Saturation của tab HSL chia ra thành nhiều thanh màu sắc khác nhau cho bạn khả năng tùy chỉnh cao hơn và cụ thể hơn cho từng màu khác nhau.

Luminance:

Bạn có thể hiểu đơn giản chức năng của tab này là tăng giảm sắc độ của màu. Ví dụ: Nếu muốn màu xanh dương trong bức ảnh của mình sáng hơn thì bạn hãy kéo tăng thanh Blues trong tab Luminance, và ngược lại nếu muốn màu xanh dương tối hơn thì bạn chỉ cần kéo giảm thanh Blues.

Tab Luminance cung cấp cho các bạn rất nhiều thanh trượt của các màu khác nhau. Kết hợp tăng giảm sáng tối của các màu sắc này sẽ khiến ảnh của bạn có chiều sâu hơn và đẹp hơn.

Tab Split Toning

*

Split Toning giúp bạn áp màu lên bức ảnh của mình (Ảnh: Internet)

Khi nhấn vào tab này, các bạn sẽ được Camera Raw cung cấp 3 tùy chọn là Highlights, Shadows và Balance để chỉnh. Mục đích của tab này là giúp các bạn áp một màu nào đó vào vùng Highlights hoặc Shadows. Ví dụ: Nếu bạn muốn vùng sáng của mình có màu hơi vàng, bạn hãy kéo thanh chỉnh màu Hue lên mức vàng và kéo thanh Saturation lên mức mà mình muốn.

Bạn cũng làm tương tự với mục Shadows để áp màu cho vùng tối. Về thanh Balance, thanh này sẽ điều chỉnh mức độ sáng tối của màu sắc khi bạn chỉnh màu. Nếu bạn muốn vùng tối nhiều hơn thì bạn kéo lùi thanh Balance và ngược lại.

Tab Spot removal

Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa những chi tiết thừa, những khuyết điểm trên bức hình của bạn. Khi chọn công cụ này (phím tắt là B), Camera Raw sẽ hiện ra cho bạn 1 bảng bên tay phải để điều chỉnh thông số của công cụ. Bạn có thể chọn loại cọ mà mình muốn sử dụng, kích thước của cọ và 2 thông số Feather và Opacity.

Công cụ này rất hữu ích khi bạn muốn xóa những thứ không mong muốn trên bức ảnh như mụn, các chi tiết thừa… Các bạn chỉ cần chọn loại cọ, nhấn vô vị trí cần xóa, sau đó nhấn vào một vị trí khác trên ảnh. Camera raw sẽ tự động lấy phần vị trí đã chọn và đắp vào vị trí cần xóa.

Có thể thấy, chỉ với một vài thao tác và công cụ của Camera Raw đã khiến cho bức ảnh của bạn trở lên đẹp hơn rất nhiều. Hy vọng với bài viết hướng dẫn sử dụng Camera Raw trên đây của Hướng Nghiệp Á Âu, các bạn đã hiểu và biết các sử dụng 1 số công cụ của Camera Raw để làm đẹp cho bức ảnh của mình. Nếu muốn học để sử dụng thành thạo Photoshop cũng như Camera Raw để tạo nên những bức ảnh đẹp lung linh, các bạn hãy liên hệ ngay tới số tổng đài 1800 6148 hoặc điền vào form bên dưới để được Hướng Nghiệp Á Âu tư vấn một cách nhanh chóng và miễn phí nhé.

Camera raw chính là công cụ giúp chỉnh sửa hình ảnh tốt nhất trong Photoshop, với sự trợ giúp của Camera raw bạn có thể chỉnh sửa Blend màu, giúp làm trắng da, làm mịn da, cũng như giúp tăng độ chi tiết cho ảnh. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop một cách dễ dàng nhất.

*
Camera raw trong photoshop

Bật chế độ tự động mở ảnh trong camera raw trên photoshop

Để bật chế độ tự động mở ảnh trong camera trên photoshop bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nhấn chuột trái vào mục Edit trong Photoshop

*
chế độ mở ảnh tự động

Bước 2: Ở đây bạn sẽ thấy một bảng chức năng sẽ xuất hiện, bạn cần phải sử dụng con trỏ chuột kéo xuống dưới dòng Preferences, sau đó nhấn chọn vào dòng Preferences.

Bước 3: Kéo con trỏ chuột xuống dòng chữ JPEG and TIFF Handling. Bạn cần lưu ý ô JPEG và hãy nhấn chuột vào ô JPEG đó và chọn dòng “Automatically open all supported JPEGs“. Điều này có nghĩa là mở tất cả các định dạng ảnh JPEG được hỗ trợ. Tiếp đến bạn cần để ý đến ô TIFF, dùng chuột nhấn vào ô TIFF và nhấn chọn dòng chữ “Automatically open all supported TIFF“, nó có nghĩa là tất các cách định dạng ảnh TIFF được hỗ trợ sẽ được mở.

*

Bước 4: Với những bước đơn giản như trên là bạn đã có thể mở được Camera raw để Blend màu, làm mịn, làm trắng da cho ảnh. Nhờ đó mà bạn sẽ biết được cách bật chế độ tự động mở ảnh trong Camera raw.

Giới thiệu một số phím tắt để mở camera raw trong Photoshop như sau:

Để giúp việc thực hiện mở Camera raw trong Photoshop nhanh nhất người dùng nên sử dụng phím tắt trên bàn phím máy tính. Phím tắt dùng để mở Camera raw là (Ctrl + Shift + A). Theo đó, bạn chỉ cần bấm và giữ phím tắt như trên là sẽ mở được Camera raw nhanh chóng nhất.

Các cách mở camera raw

Cách 1: Sử dụng phím tắt

*

Bạn có thể mở camera raw một cách rất nhanh gọn nhẹ đó là sử dụng tổ hợp phím tắt (Ctrl + Shift + A) để mở Camera raw trong tích tắc. 

Cách thứ 2: Thực hiện mở camera raw mà không sử dụng đến phím tắt

Với cách này các thao tác cũng không quá phức tạp hơn so với việc sử dụng phím tắt. Bạn cần làm theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Bạn nhấn chọn mục Filter

Bước 2: Sau khi nhấn chọn mục Filter, tại đây bạn sẽ thấy xuất hiện một bảng chức năng, chỉ cần nhấn vào dòng Camera raw Filter là đã hoàn thành việc mở camera raw trong photoshop.

Việc mở camera raw vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Để tiết kiệm tối đa thời gian, chúng tôi khuyên bạn bạn nên sử dụng phím tắt cho tiện lợi, thể hiện được sự chuyên nghiệp.

Hướng dẫn sử dụng camera raw trong photoshop

Chỉ ở phiên bản PS và CC từ CS6 trở lên mới có chức năng Camera Raw Chính vì vậy nếu như bạn đang sử dụng photoshop mà không tìm thấy chức năng camera raw thì có nghĩa là phần mềm mà bạn sử dụng là phiên bản cũ. 

*
hướng dẫn sử dụng camera raw

Bạn phải nâng cấp phần lên phiên bản cao hơn để có thể sử dụng được chức năng này. Đây là một trong những chức năng giúp ảnh của bạn trở nên lung linh hơn rất nhiều, rất đáng để bạn thử đấy.

Để sử dụng công cụ Camera Raw, các bạn hãy làm theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Bạn cần phải mở file cần chỉnh sửa bằng cách sau đây: 

Đến menu File -> Open hoặc (Ctrl+O) và chọn một ảnh bất kỳ cần chỉnh

Bước 2: Bạn hãy chọn Menu File -> Filter -> Camera Raw Filter hoặc (Shift + Ctrl + A) để vào phần chỉnh sửa camera raw. 

Bước 3: Chức năng của 1 số công cụ thường dùng trong camera raw

– Tại thẻ đầu tiên Basic -> bạn chọn chức năng Auto hoặc default -> tiếp đến bật chức năng xem trước và sau (Q) khi chỉnh.

– Đây là chức năng auto, phần mềm sẽ tự tính toán và đưa ra thông số mặc định của photoshop.

– Bạn có thể tùy chỉnh lại các thông số theo ý mình muốn. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình bạn nên chọn chức năng auto trước để xem có ưng ý không, nếu cảm thấy không hài lòng thì bạn có thể tùy chỉnh lại các thông số theo mong muốn.

*

Ý nghĩa cụ thể từng thông số của camera raw 

Exposure: Độ phơi sáng của toàn bộ tấm ảnh sẽ được điều chỉnh với thanh công cụ này. Phần này bạn có thể tăng hoặc giảm để điều chỉnh ánh sáng cho ảnh.Contrast: Được dùng khi bạn muốn điều chỉnh độ tương phản của tấm ảnh, phần này bạn không nên chỉnh nhiều, nên chỉnh với mức độ hợp lý.Highlights: Thanh công cụ này chỉ dùng để điều chỉnh những vùng sáng của bức ảnh. Thông thường mục này thường được giảm xuống mức tối đa.Shadows: Đây là công cụ được dùng để chỉnh sửa bóng đổ Whites: Công cụ được sử dụng để chỉnh sửa ánh sáng trắng của vùng trung gian
Blacks: Công cụ chỉnh sửa đối với các vùng tối của vùng trung gian.Clarity: Chức năng là tăng thêm độ chi tiết và tạo độ nổi khối cho bức ảnh.Vibrance: Công cụ làm tăng thêm các màu sắc, giúp cho chúng trở nên sinh động và thu hút hơn, đặc biệt đối với các màu sắc như xanh lá mạ non, màu hồng phấn. Saturation: Độ bão hòa của màu sắc, bạn sẽ thấy rõ được sự thay đổi của bức ảnh khi tăng hoặc giảm nhẹ thanh công cụ này.

Bước 4: Thẻ Tone Curve

*

Chúng ta có các thông số thẻ Tone Curve:

– Highlights: Giúp hỗ trợ người dùng trong việc điều chỉnh ánh sáng trắng vùng cao

– Lights: Được dùng để điều chỉnh toàn bộ ánh sáng của bức hình

– Darks: Dùng để chỉnh tối chung bức ảnh.

– Hardows: Để điều chỉnh vùng tối chủ yếu tác dụng lên phần bóng đổ

– Point: Phần này người dùng có thể tự lựa chọn kéo thả để chọn.

Bước 5: Thẻ Detail chính là công cụ điều chỉnh độ sắc nét cho bức ảnh.

Các thông số:

Amount: Dùng để điều chỉnh cho đối tượng trở nên sắc nét và rõ hơn.Detail: Để tăng độ chi tiết cho bức hình. Ở thẻ này các bạn không nên tăng nhiều quá làm hình ảnh bị nhiễu thêm
Masking: Công cụ để giảm nhiễu hạt nhỏ cho toàn bộ bức ảnh. Để cho bức ảnh được nét hơn bạn có thể tăng phần này nhiều hơn một chút. Bạn sẽ thấy được sự thay đổi của bức ảnh khi kéo thanh trượt.Luminance: Công cụ giảm nhiễu đối với những hạt to. Để ảnh không bị bết thì không nên lạm dụng chỉnh phần này nhiều.

Ngoài ra còn có các công cụ như Luminance detail, Luminance contrast, Color, Color detail là để bổ sung cho Luminance.

Bước 6: Tiến hành điều chỉnh màu sắc cho bức ảnh bằng các thẻ sau đây:

*

HUE: Thẻ này sẽ giúp cho người dùng có thể thay đổi màu đang có trên bức ảnh. HUE sở hữu đầy đủ toàn bộ tính chất màu của RGB, CMYKSaturation: Công cụ này được dùng để điều chỉnh màu bổ xung đậm hoặc nhạt cho bức hình của bạn.Luminance: Công cụ dùng để hiệu chỉnh màu cho từng vùng trên bức hình, hiệu chỉnh ở 1 vùng rộng trên bức ảnh.

Bước 7: Công cụ Spot Removal (phím tắt là B): Công cụ được sử dụng để chỉnh sửa những chi tiết bị thừa, những khuyết điểm trên hình ảnh của bạn. 

*

Sau khi thực hiện chỉnh sửa bằng các công cụ, chúng ta có được kết quả bức hình như mong muốn.

Có thể thấy được rằng việc sử dụng camera raw giúp cho bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn rất nhiều với thao tác xử lý nhanh gọn và vô cùng tiện lợi. Đây là lý do mà việc nắm chắc cách sử dụng camera raw lại được nhiều người quan tâm tới như vậy khi làm việc với photoshop.

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn, Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Hiệp Hội Của Nhẫn

Hy vọng với những hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop Sa
Design
đã chia sẻ trên đây thật sự hữu ích đối với người dùng trong việc chỉnh sửa ảnh và sử dụng thành thạo phần mềm photoshop cho công việc của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công với những chỉ dẫn này.

Hãy Xem ngay bộ Combo Panel tmec.edu.vn Retouching Phù Thủy xử lý ảnh Hậu Kỳ làm mịn da trong vòng 1 nốt nhạc