Đào sâu một thói quen khó bỏ của phụ nữ để thấy yêu họ hơn. Khám phá một thói quen tưởng như xấu để thấy nó không hoàn toàn là chuyện vô bổ.

Bạn đang xem: Lời tự thú của một tín đồ shopping

Sophie Kinsella-

Tên sách: Tự thú của một tín đồ shopping
Tên tác giả: Sophie Kinsella
Dịch giả: Nguyễn Quỳnh Trang
NXB Hội nhà văn tháng 9/2008

Đó là một cô gái hai mươi lăm tuổi rất đặc biệt. Rebecca đã tốt nghiệp đại học, đang là phóng viên tài chính của tờ Successful Saving. Cô từng hẹn hò với James, một chàng trai dễ thương. Nhưng do cô cư xử có phần hơi quá đà trong một tình thế nhạy cảm khiến anh chàng lẳng lặng rời xa. Một chút bối rối, nhưng hình như chẳng có thứ gì khiến Rebecca phiền muộn cả. Cô ấy có một tủ đầy ắp những bộ quần áo yêu thích, có nhiều đôi bốt thời trang và vô thiên lủng những thứ đồ lặt vặt mua trước cho… nửa năm sau.

A7r44GKVMcw" alt="*">

Trẻ trung, hiện đại và rất nữ tính - đó là những gì bạn đọc cảm nhận về nữ phóng viên này. Cô ấy có những người bạn để thủ thỉ bên tai trong các cuộc họp báo tẻ ngắt, có người bạn gái cùng nhà hợp tính, luôn có hai hệ thống giá cả khi khai báo với mẹ. Và tất nhiên, chẳng thể nào bỏ qua cái thói quen rất đáng yêu của cô ấy là mua sắm.

Đâu thể vội vàng quy kết mua sắm là một tật xấu, nếu không độc giả đã cố tình phớt lờ vô số niềm vui trong đôi mắt lấp lánh của Rebecca. Chỉ đơn giản là cô ấy thấy chúng “thật đáng thèm muốn”, “cực kỳ cần thiết”, “thực sự tuyệt vời”, “ai cũng phải ngưỡng mộ”, “đáng giá từng xu”, “thứ đẹp nhất mà tôi từng thấy”… Riêng khoản này, người phụ nữ nào chẳng tìm thấy ít nhiều điểm chung với cô ấy. Hơn thế nữa, Rebecca chẳng phải loại người vô trách nhiệm, cô luôn cân nhắc trong mọi tình huống, luôn thấp thoáng trong đầu khoản nợ mấy nghìn bảng kia đang đe dọa cô. Chỉ có điều, mỗi khi tập cắt giảm chi tiêu thất bại, hoặc kế hoạch kiếm thêm tiền bất thành, cô ấy chỉ có mỗi cách an ủi duy nhất là mua thêm cho mình một thứ gì đó. Và, hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu hàng ngày phải nghĩ ra đủ các lý do oái oăm như gãy chân, viêm bạch cầu, bà cô chết… để trốn tránh trước hàng lô lá thư đòi nợ khẩn cấp từ ngân hàng, trong khi mình vẫn không cưỡng nổi trước cám dỗ được mua sắm?

Cứ thế, độc giả dần dà có chút cảm tình với cô gái hậu đậu, kém may mắn, thất tình và đang lâm cảnh nợ nần chồng chất. Cả cái cách mà cô ấy tự tháo gỡ mới thật vụng về và lạc quan làm sao. Chúng khiến cho cảm giác thương mến át đi cái cau mày trách móc. Chỉ đơn giản, cô ấy có cách bào chữa hợp lý cho tất cả vướng mắc đang lướt qua mình, nhất là khi thói quen mua sắm đã trở thành phần quan trọng trong… kỹ năng sống. Từ một điểm yếu, nó không những được xoay chiều mà còn trở thành khiếu thẩm mỹ.

Cứng đầu, thực dụng và hay lý sự (đôi lúc hơi…cùn), Rebecca xem ra chẳng có duyên lắm với cánh đàn ông và cô đâu dư dả thời gian để thở dài than thân sướt mướt. Cho dù bị bỏ rơi bởi James, một anh chàng quá bảo thủ hay bị gã nhà giàu Luke Branda chơi cho một vố đắng lòng trong một dịp đi mua sắm… chẳng gì có thể đọng lại lâu trong cô ấy. Kể cả khi tài chính của mình gặp cơn khủng hoảng be bét và bản thân có nguy cơ dính líu tới pháp luật, Rebecca vẫn là chính mình khi từ chối một tấm séc năm nghìn bảng của Tarquin, một kẻ si tình giàu có. Liệu cô gái cứng đầu và nhiều mơ mộng này có chạm tới một tình yêu đích thực trong đời không? Và bạn nghĩ thế nào về một câu chuyện tình sẽ bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ đầy khó chịu?

Với giọng văn giãi bày tưng tửng, như thể độc giả được “nhòm” vào dòng tâm sự của cô nàng Rebecca Bloomwood, nhân vật nữ phóng viên được xây dựng hết sức bình dân, gần gũi và thân thiện, như chân dung một người trẻ hiện đại cùng những âu lo, đã tự mình tìm cách bứt khỏi mọi rắc rối. Điều này khiến Tự thú của một tín đồ shopping tăng thêm độ thuyết phục tới độc giả với góc nhìn hiện đại và rất… phụ nữ. Những lời lẽ lý giải hơi dài dòng của người kể chuyện được biến hóa thành chất liệu hài hước, sinh động - tạo nên sức hút riêng cho cuốn sách của Sophie Kinsella.

Nữ nhà văn người Anh này tên thật là Madeleine Wickham, sinh ra tại London. Một điểm khá thú vị, trong những nghề đã trải qua, Sophie Kinsella từng là một phóng viên tài chính như Rebecca Bloonwood. Cô từng viết khá nhiều tiểu thuyết dưới tên thật của mình, tuy nhiên, phải đến khi loạt truyện về “Tín đồ Shopping” được xuất bản, tên tuổi của Sophie Kinsella mới lọt vào danh sách các tác giả có sách bán chạy hàng đầu thế giới. Series này gồm các cuốn: Tự thú của một tín đồ shopping (2000), Tín đồ shopping oanh tạc Manhattan (2001), Shopaholic Ties the Knot (2002), Tín đồ Shopping và chị gái (2004) và Shopaholic and Baby (2007). Bộ phim đầu tiên dựa trên series “Tín đồ shopping” dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2009. Hiện Sophie Kinsella sống tại London cùng chồng và ba con.

Nhân một ngày cuối tuần, mình muốn gởi đến các bạn một bộ phim giải trí về chủ đề thời trang. Lời tự thú của một tín đồ mua sắm – với tên gốc “confession of a shopaholic”. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính Rebecca Bloomwood thích mua sắm hơn bất cứ thứ gì khác. Câu chuyện chính là lời tự thú của nhân vật chính về việc nghiện mua sắm, kết quả là cô rơi vào khủng hoảng nợ nần, và ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

*

Chủ đề bộ phim khá gần gũi với những gì chúng ta đang trải nghiệm. Một góc nhìn về sức hút của mua sắm, sự quyến rũ của thời trang, cùng những dấu ấn của nó lên cuộc sống.

Cô nàng nghiện mua sắm

Lời tự thú của một tín đồ mua sắm, dựa trên tiểu thuyết Shopaholic của nhà văn Sophie Kinsella. Trong đó, Isla Fisher vào vai chính, nhân vật Rebecca Bloomwood – cô nàng nghiện mua sắm.

Rebecca không thể cưỡng lại những cám dỗ mua sắm và cảm giác phấn khích mà mua sắm mang lại. Nghiện mua sắm xuất hiện trong bộ phim như một yếu tố hài hước, lãng mạn không thể chối từ. Các manơcanh được nhân cách hóa có thể thấu hiểu nỗi lòng của cô gái và mời gọi mua sắm một cách đầy thuyết phục.

Mình tin rằng đây cũng là lời cảnh báo cho bản thân. Bài học rút ra: nếu đang cai nghiện mua sắm, đừng lạc chân bước vào những cửa tiệm thời trang!

*

Đam mê thời trang nhưng làm việc tại tạp chí tài chính

Đam mê thời trang, ước mơ của Rebecca là làm việc trong một tạp chí thời trang nổi tiếng mà cô yêu thích. Cơ hội chưa mỉm cười trong khi cô phải gánh những khoản nợ chồng chất từ việc mua sắm. Cô rẽ hướng sang công việc viết lách cho một tạp chí tài chính. Tạp chí này có tên Saving success, một chủ đề mà cô không biết gì theo đúng nghĩa đen. Thú vị ở chỗ đó cũng liên quan đến những gì Rebecca trải qua – văn hóa tiêu dùng.

Tại chỗ làm việc mới, Rebecca gặp ông chủ Luke – do Hugh Dancy bảnh bao đóng vai. Anh không nói nhiều về tiền bạc khi là biên tập viên của tạp chí Saving Success. Điều quan trọng hơn, Luke xuất thân là một người giàu có nhưng không hề phô trương. Câu nói tâm đắc của anh “Chi phí và giá trị là những thứ rất khác nhau”. Đây cũng là bài học quan trọng mà Rebecca học được trong suốt bộ phim. Suy cho cùng, việc mua sắm khiến cô ấy phải trả giá rất nhiều.

Niềm vui bất tận của việc mua sắm và cái kết

Lời tự thú của một tín đồ mua sắm là một lời nhắc nhở về chủ nghĩa tiêu dùng. Rằng mua sắm mang lại niềm phấn khích tuyệt vời vào chính lúc bạn mua sắm. Cảm giác vui sướng hiện lên trong đôi mắt lấp lánh của Rebecca. Những gì cô ấy thấy “cực kỳ cần thiết”, “thực sự tuyệt vời”, “ai cũng phải ngưỡng mộ”, “đáng giá từng xu”, “thứ đẹp nhất mà tôi từng thấy”... Nhưng cảm giác đó nhanh chóng mất dần. Cô thậm chí còn không nhớ những món đồ mình đã mua.

Trong khi đó, cô phải tìm mọi cách để trốn tránh người đòi nợ thẻ tín dụng. Những khoản nợ mấy nghìn bảng luôn thấp thoáng trong đầu và đe dọa cô. Chỉ có điều, mỗi khi tập cắt giảm chi tiêu thất bại, cô ấy chỉ có mỗi cách an ủi duy nhất là mua thêm cho mình một thứ gì đó.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đổi mật khẩu thẻ atm agribank trên điện thoại nhanh

Không chỉ là lời nhắc nhở, bộ phim còn đưa ra lí do dẫn đến thói quen mua sắm. Mỗi khi cảm thấy cuộc sống không còn màu hồng, cô lại mua sắm. Khi cô ngưng mua sắm, mọi thứ lại trở nên khó khăn. Hành động này của Rebecca như một mong muốn trốn tránh thực tại khó khăn.

Kết thúc khá gọn gàng và có thể dễ dự đoán, Lời tự thú của một tín đồ mua sắm vừa mang tính giải trí vừa để lại những điều đáng suy nghĩ. Với cốt truyện khá hấp dẫn, bộ phim đặt ra câu hỏi: Điều gì thể hiện hay định nghĩa con người chúng ta? Có thể là gia đình, những gì chúng ta mặc, chiếc xe chúng ta đi hay những gì chúng ta sở hữu?