Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống là sự kiện lịch sử quan trọng. Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức này, Vn
Doc gửi tới các bạn tài liệu Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Tống. Bài tóm tắt này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 tổng hợp kiến thức môn lịch sử. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bạn đang xem: Cuộc kháng chiến chống tống lần 2


Đề bài: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất và lần thứ 2 - Môn lịch sử 7

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 do Lê Hoàn chỉ huy (năm 981)


Diễn biến:

- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta

- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

- Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân, thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Kết quả:

- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa:

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 của Nhà Lý (1075-1077)

Sau thất bại lần thứ nhất (năm 981), nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Từ năm 1068, nhà Tống đã ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.


Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược được chia làm 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn thứ I (1075)

a. Diễn biến

- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.

b. Ý nghĩa

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

2. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

a. Diễn biến

- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

- Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.

b. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.


- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:

Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

Kết quả:

+ Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

+ Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

Nguyên nhân - Ý nghĩa:

+ Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta

+ Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+ Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

Trên đây, Vn
Doc đã gửi tới các bạn tài liệu Lịch sử 7 Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Tống. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được những diễn biến quan trọng của hai lần khởi nghĩa chống quân xâm lược Tống.

Doc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 7.

Giới thiệu Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
Công tác trưng bày
Tin tức Trưng bày Trưng bày chuyên đề
Nghiên cứu Khảo cổ họcẤn phẩm
Dự án BTLSQG Thông tin hữu ích Hỗ trợ
Cùng với việc xây dựng một chính quyền quân chủ tập trung, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã phải đối phó chống lại những cuộc xâm lược của các vương triều phong kiến Trung Hoa phương Bắc. Âm mưu chung của các đế chế phương Bắc khi tiến hành xâm lược Đại Việt xuất phát từ một chủ nghĩa bành trướng nước lớn đối với một quốc gia nhỏ bé ở phương Nam không chịu thần phục họ và vẫn bị coi là những tộc người man di trước đây vốn là thuộc quốc của Trung Quốc Hoa Hạ, với tên gọi mang tính miệt thị là “An Nam”.

Mặt khác, xâm lược Đại Việt cũng là một biện pháp để giải quyết tình trạng nguy ngập về tài chính, kinh tế của bản thân Trung Quốc. Âm mưu tấn công Đại Việt của nhà Tống lần thứ hai (1076) cũng nhằm vượt qua tình trạng nguy ngập về tài chính, kinh tế do những biện pháp cải cách của Vương An Thạch, cũng như làm giảm bớt sự uy hiếp của các tộc Liêu, Hạ phương Bắc.

Đánh nước ta lần này, nhà Tống tuy lực có mạnh nhưng thế không mạnh. Nhà Lý chuẩn bị kháng chiến rất chủ động, vừa lo ổn định vững chắc tình hình trong nước, vừa tăng cường khả năng quốc phòng.

Sau những năm 1070, nhà Tống càng ráo riết chuẩn bị xâm lược. Quân Tống thường xuyên xâm nhập biên giới quấy nhiễu và do thám. Thời điểm nổ ra chiến tranh đã gần kề. Lý Thường Kiệt nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương tiến công để tự vệ, xuất quân tập kích tiêu diệt các căn cứ xâm lược trên đất Tống rồi nhanh chóng rút quân về tổ chức phòng thủ đất nước.

Năm 1075, trước những âm mưu khiêu khích đe dọa xâm lược của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt đã chủ động đối phó bằng những biện pháp tích cực. Nhà Lý đã liên kết các tù trưởng các tộc người thiểu số ở vùng rừng núi phía bắc phối hợp chống giặc. Trước đó, nhà Lý đã đập tan sự uy hiếp từ phía nam bằng cách chủ động tấn công Chămpa.

*

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân và dân Đại Việt đánh phủ đầu tiêu diệt các căn cứ xâm lược trên đất Tống (Ảnh minh họa).

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường kiệt dàn thế trận kháng chiến, ông đoán biết rằng quân xâm lược sẽ vào theo hướng bắc và đông bắc rồi tiến đến mục tiêu chính là chiếm thành Thăng Long. Trên những con đường tiến quân của địch, ông bố trí các lực lượng quân địa phương cùng dân binh làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch. Tại bờ nam sông Như Nguyệt, ông cho xây dựng một phòng tuyến vững chắc, chặn đứng mọi đường tiến quân của địch xuống Thăng Long.

*

Quân và dân Đại Việt xây dựng phòng tuyến sông Cầu trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (Ảnh minh họa).

Phía trước là dòng sông rộng, ven bờ có nhiều tầng cọc tre, rào tre tạo thành bãi chướng ngại, quân thủy quân bộ đều khó vượt qua, trên bờ dựng lũy đất cao có binh lính với vũ khí trang bị đánh quân đổ bộ túc trực ngày đêm. Một đạo quân trấn giữ vùng duyên hải hướng đường thủy đông bắc để ngăn chặn thủy binh địch, còn đại bộ phận thủy binh đóng ở Vạn Xuân cơ động đánh địch trên các hướng. Đại quân do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đóng phía sau chiến lũy, vùng Từ Sơn (Bắc Ninh) chỉ huy, tiếp ứng và công thủ trên cả hai hướng thủy, bộ. Toàn bộ chủ lực quân, thủy bộ của ta trên chiến tuyến Như Nguyệt có thể và trên 6 vạn. Lý Thường Kiệt đã kết hợp địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật với quân đội mà bố trí lực lượng có trọng điểm để vừa có thể kiểm soát, bảo vệ được toàn chiến tuyến vừa có thể nhanh chóng tập trung đánh lại có hiệu quả những mũi đột phá của địch và tổ chức phản công khi có thời cơ.

Quân Tống bắt đầu cuộc xâm lược nước ta vào mùa thu năm 1076. Tháng 7 âm lịch (năm Bính Thìn), 30 vạn bộ binh và kỵ binh, trong đó có 1 vạn kỵ binh và một đạo thủy quân do Quách Quỳ làm chủ tướng và Triệu Tiết làm phó tướng xuất quân đánh nước ta, với lực lượng mạnh, quân Tống đã vượt qua các lực lượng đánh ngăn chặn của quân ta vùng biên giới, nhanh chóng tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt. Bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, quân Tống rải quân đóng trên trận tuyến dài 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền (Việt Yên, Bắc Giang).

Đầu năm 1077, Quách Quỳ cho bắc cầu phao tổ chức vượt sông đột phá phòng tuyến quân ta ở bến đò Như Nguyệt nhưng bị đánh bại. Quách Quỳ chờ thủy quân đến có phương tiện vượt sông và phối hợp thủy bộ tiến công nhưng đạo thủy quân Tống đến bờ biển Quảng Ninh đã bị thủy quân ta do tướng Lý Kế Nguyên đánh cho tan tác, số tàn quân phải nằm lại ngoài đảo. Chờ thủy quân không được, Quách Quỳ ra lệnh đóng bè chở quân đổ bộ sang bờ nam sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta từ trên lũy cao đánh xuống, số quân Tống vượt sông bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc tiến công lần thứ hai thất bại thảm hại. Quách Quỳ phải ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém”.

Chủ lực của địch là bộ binh và kị binh đã không thể liên hệ được với thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy chiếm được khu Đông Bắc và bắc ngạn sông Cầu nhưng đã mất thế chủ động tiến công và bị hãm trong một địa bàn rất bất lợi. Đó là vùng thượng du và trung du, dân cư thưa thớt, quân Tống không thể vơ vét cướp bóc được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu.

*

Ngã Ba Xà (xã Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh), nơi diễn ra trận quyết chiến của quân và dân Đại Việt với quân Tống năm 1077.

Quân dân ta vòng sau lưng địch lại phát triển các hoạt động đánh du kích. Những đoàn phu vận chuyển lương thực luôn bị chặn đánh. Những đội quân thượng du của ta cùng với dân chúng các tộc người thiểu số len lỏi trong rừng sâu, núi cao thường bất ngờ tiến ra đánh tỉa. Hoạt động mạnh nhất là đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phúc ở vùng động Giáp. Sách Đại việt sử kí dẫn một đoạn trong sách Quế Hải chí như sau: ""Viên tri châu quan lang là phò mã bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ, thấy quân Tống đi lẻ loi thì giết chết hoặc bắt về... Người ta cho là một vị thiên thần"". Quân Tống rất hoang mang lo sợ.

*

Đền Miễu (Đền Can Vàng), Yên Phong, Bắc Ninh, nơi danh tướng Lý Thường Kiệt đọc bài thơ “Thần” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2, 1077.

Tháng 2-1077, Lý Thường Kiệt chủ trương phản công chiến lược. Thủy quân ta vượt sông đánh mạnh vào trận địa ở Nham Biền, vừa tiêu diệt một bộ phận quân địch vừa nghi binh thu hút địch chú ý vào hướng này, sau đó rút lưu. Đồng thời đại quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt sông bất ngờ đánh vào cánh quân Triệu Tiết, tiêu diệt quá nửa số quân Tống ở đây ước tính vài vạn tên. Sau trận này, quân Tống lâm vào tình trạng quẫn bách, quân tướng đều mệt mỏi, tinh thần sa sút. Nắm tình hình đó, Lý Thường Kiệt chủ trương kết thúc chiến tranh để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”. Ông chủ động điều đình mở lối thoát cho địch. Cuộc thương lượng “giảng hòa” để quân Tống rút về nước nhanh chóng được hai bên thỏa thuận.

Trong trận đánh này, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Một đêm, quân sĩ (của ta), chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Đây chính là bài thơ “Thần” cổ vũ tinh thần yêu nước thành sức mạnh chiến đấu trực tiếp diệt thù, khẳng định độc lập, tự chủ, quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của dân tộc ta qua bài thơ bất hủ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt.

Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt, 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Trong lần xuất chinh năm 1076- 1077 của nhà Tống, thì 10 vạn quân ra đi, khi về còn lại hơn 2 vạn (23.400), tám trong số 20 vạn phu đã bỏ mạng. Toàn bộ chi phí chiến tranh được người nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng, ý chí xâm lược của nhà Tống tiêu tan, 2000 năm sau nhà Tống còn tồn tại nhưng không dám nói đến việc xâm lược nước ta một lần nữa.

*

Tượng Vệ Quốc Công Lý Thường Kiệt tại Đại Nam Quốc Tự (Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Xem thêm: Bật Mí Cách Làm Phụ Nữ Lên Đỉnh Trong Cuộc Yêu Để Cả Cả Hai Cùng Lên Đỉnh

Cuộc kháng chiến chống Tống đời Lý có vị trí đặc biệt trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm cũng như lịch sử phát triển của dân tộc ta. Dựa vào sự đánh giá đúng đắn tương quan thế và lực giữa ta với địch, tạo thời cơ chủ động sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kết hợp với tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh tự vệ, lòng nhân ái khoan dung của dân tộc ta thể hiện rõ rệt trong giải quyết giữa đánh và giảng hòa. Đánh cho quân địch thiệt hại nặng, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chủ động thương lượng đuổi quân địch khỏi đất nước ta, kết thúc chiến tranh, khôi phục nền độc lập.

Nguyễn Thúy (tổng hợp)

Nguồn tư liệu:

1. Từ điển Bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân: H: Chính trị Quốc gia, 2002.