Bạn có thể áp dụng rất nhiều phương pháp hay để học tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn không tuân thủ các nguyên tắc sau đây, “sự nghiệp” học giao tiếp của bạn sẽ “tan tành mây khói” không cứu vớt được. Cùng ELSA Speak xem đó là những nguyên tắc nào cũng như “tập tành” với một số cách nói tiếng anh giao tiếp cơ bản hay nhé!
7 Nguyên tắc học tiếng anh giao tiếp phải nắm rõ
1. Không học các từ vựng riêng lẻ mà không có sự kết hợp các cụm từ
Muốn giao tiếp tiếng Anh giỏi, bạn cần có vốn từ vựng đa dạng. Nhưng nếu bạn chỉ học một cách riêng lẻ các từ vựng đó, trình độ giao tiếp của bạn mãi “dậm chân tại chỗ”.
Bạn đang xem: Cấu trúc tiếng anh giao tiếp
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
{{ sentences
Tiếp tục
Click to start recording!
Recording... Click to stop!

= sentences.length" v-bind:key="s
Index">
Việc học các học từ vựng rời rạc sẽ rơi vào trạng thái tối nghĩa hoặc rất khó nhớ. Do đó, bạn nên làm quen và học từ vựng kèm theo cấu trúc cụm từ đó hoặc câu văn thông dụng khi đi cùng từ vựng vừa học để tăng khả năng ghi nhớ cũng như tạo tiền đề phản xạ nghe tiếng Anh.

2. Đừng tập trung quá nhiều vào ngữ pháp nếu như mục tiêu là giao tiếp tiếng Anh
Trong quá trình giao tiếp, hiệu quả giao tiếp là mục tiêu cao nhất của người học. Vì vậy, bạn sẽ không thể sắp xếp đủ thời gian để nói đầy đủ một câu nói theo đúng ngữ pháp hoàn chỉnh như văn viết.
Thay vào đó, bạn hãy tiết chế lại việc áp dụng một cách máy móc ngữ pháp vào văn nói của mình. Hãy sử dụng những câu giao tiếp tiếng Anh dễ hiểu cho người đối diện.

3. Học tiếng Anh giao tiếp bằng tai một cách thông minh hơn
Sai lầm của người học tiếng Anh giao tiếp là khi học từ vựng chỉ học rập khuôn theo cách chép và nhớ. Bạn đã thử học tiếng Anh và ghi nhớ từ vựng bằng tai hay chưa? Nếu chưa thì có thể áp dụng ngay bây giờ vì phương pháp này cực kỳ hữu ích.
Để nâng cao hiệu quả giao tiếp, bạn nghe càng nhiều từ/cụm từ đó sẽ giúp bạn nhớ lâu cũng như dễ nắm bắt ngữ pháp hơn.

4. Đã học tiếng Anh giao tiếp thì phải học sâu
Dân gian thường có câu “nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm” ám chỉ làm việc gì phải làm cho cẩn thận, kỹ càng. Trong tiếng Anh giao tiếp cũng vậy, bạn đã học phải học kỹ, học sâu để hiểu hết được ngữ nghĩa và ngữ cảnh sử dụng.
Không cần biết bạn có “trong tay” bao nhiêu kiến thức tiếng Anh, quan trọng bạn phải áp dụng được mấy phần. Học sâu, học kỹ sẽ giúp bạn đảm bảo được khả năng giao tiếp của mình hơn.
5. Học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp dễ dàng hơn bằng câu chuyện
Ở ngữ pháp, một trong những cách học nhanh và hiểu lâu có thể kể đến đọc truyện. Các câu chuyện dễ dàng đi vào tâm trí của bạn nhờ những thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Song song đó, bạn sẽ nắm bắt được các cấu trúc ngữ pháp, các thì trong tiếng Anh. Đây là cách nhớ ngữ pháp hữu hiệu giúp ích bạn học ngữ pháp bài bản sau này.
6. Học “thật” nhưng phải đi đôi với “thực tế”
Học giao tiếp phải áp dụng được ngay vào trong thực tế. Vì mục tiêu cao nhất của bạn là học giao tiếp nên hãy gập lại những cuốn giáo trình nặng nề không liên quan đến giao tiếp hoặc không phục vụ bản thân trong cuộc sống.

Thay vào đó, bạn có thể học tiếng Anh theo chủ đề giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp mà liên quan đến ngành, lĩnh vực bạn làm. Điều này, vừa rút ngắn thời gian mà còn học để giao tiếp rất hiệu quả.
7. Đừng “nghe rồi lặp lại”, hãy chuyển sang “nghe rồi trả lời”
Luyện phát âm thì hãy “nghe rồi lặp lại” cho chuẩn xác. Nhưng để giao tiếp, bạn hãy “nghe rồi trả lời”.
Cách học này sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng phản xạ tiếng Anh một cách tốt nhất. Với bất kỳ câu hỏi nào của người khác, bạn phải rèn được mình sẽ trả lời họ như thế nào để đảm bảo được hiệu quả giao tiếp.
Bạn có thể luyện thông qua những video cuộc hội thoại. Hãy đóng vai B trả lời cho A nhé!
48 Câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay và thông dụng nhất theo chủ đề (part 1)
ELSA Speak giới thiệu bạn những câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay và thông dụng nhất để bạn tập làm quen nhé!
Part 2: 44 mẫu câu thuộc chủ đề thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp cơ bản Part 3: 16 câu tiếng anh giao tiếp theo chủ đề thông dụng Part 4: 7 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay |
1. Mẫu câu Chào hỏi hay
English | Vietnamese |
Hey! / Hey Man! | Ê này |
What’s new? / What’s up? | Nay có gì mới không? |
How’s it going? / How are you doing? | Dạo này bạn ra sao rồi? |
How’s life going? | Cuộc sống của bạn dạo này như thế nào? |
How’s everything? | Mọi thứ như thế nào rồi? |
Long time no see! | Lâu quá không gặp |
It’s good to see you! | Thật vui khi gặp được bạn |
2. Mẫu câu Tạm biệt bằng tiếng Anh tự nhiên
English | Vietnamese |
I am off / I’m off | Tớ đi đây/mình đi đây |
I gotta go | Tớ phải đi đây/mình phải đi đây |
Catch you latter | Hẹn gặp lại bạn sau nha! |
Later! | Gặp sau (kiểu rất thân) |
Be seeing you! | Mình sẽ gặp lại bạn! (kiểu tha thiết) |
See you! / See ya / See you around | Hẹn gặp lại! |
Till next time | Gặp lại lần sau |
3. Mẫu câu Cảm ơn và xin lỗi
English | Vietnamese |
Lời cảm ơn | |
Thanks! | Cảm ơn (mang tính thân thiết) |
Thanks a lot! | Cảm ơn rất nhiều |
I appreciate it! | Mình rất cảm kích (mang tính biết ơn) |
You shouldn’t have. | Không cần làm vậy đâu |
I don’t know what to say! | Mình không biết phải nói gì hơn |
That’s very kind. | Thật tốt bụng/tử tế |
That’s so kind of you | Bạn tốt thật ấy |
You’re the best! | Nhất bạn luôn |
You’ve made my day | Bạn làm ngày hôm nay của tớ thật tuyệt vời |
Đáp lại lời cảm ơn | |
You’re Welcome. | Không có gì đâu mà |
No problem. | Không có vấn đề gì hết |
No sweat. | Có gì đâu chứ |
Not at all. | Có gì đâu nè |
Don’t mention it. | Đừng đề cập/nhắc đến |
My pleasure! | Đó là niềm vinh hạnh của mình |
That’s all right. | Được rồi mà |
It’s nothing. | Có gì đâu chứ |
English | Vietnamese |
Lời Xin lỗi | |
Sorry | Xin lỗi |
I’m sorry | Mình xin lỗi |
That’s my fault | Đó là lỗi/sai lầm của mình |
Please excuse me | Xin hãy tha la lỗi cho mình |
Please forgive me | Xin hãy tha thứ cho mình |
Pardon | Thứ lỗi cho mình |
My bad | Sơ xuất của mình |
I sincerely apologize | Mình chân thành xin lỗi nhé |
Đáp lại lời xin lỗi | |
It’s okay. | Không sao cả |
It doesn’t matter. | Không vấn đề gì hết |
That’s fine/okay/alright. | Ổn cả mà |
Don’t worry about it | Đừng lo lắng về chuyện đó nữa nha |
Not a big deal | Có to tát gì đâu mà |
No worries | Đừng lo |
Don’t let it happen again | Đừng có lặp lại nữa nhé |
Apology accepted | Lời xin lỗi được “thành toàn” (chấp nhận) |
Tiếng Anh giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Để học tốt, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc trên. Ngoài ra, bạn hãy tập tành sử dụng một số câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày ở phần 1 mà ELSA Speak giới thiệu. Hãy đợi thêm phần 2 nhé!
Bài viết tổng hợp 33 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường dùng trong giao tiếp, mỗi cấu trúc bao gồm các ví dụ, cách dùng, ý nghĩa chi tiết và dễ hiểu.
Cũng giống như từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh là rất quan trọng. Để nghe và nói được tiếng Anh cơ bản thì bạnkhông nhất thiết cần tới ngữ pháp, nhưng nếu để nghe tốt, nói chuẩn thì bạn buộc phải biết ngữ pháp. Tuy nhiên cấu trúc ngữ pháp thì tương đốinhiều, và bạn không nhất thiết phải học hết tất cả các qui luật, nguyên tắc ngữ pháp phức tạp đó. Trong bài viết này cộng đồng tổng hợp và sưu tầm 33 cấu trúc tiếng Anh thường xuất hiện và được sử dụng nhiều hàng ngày, nếu bạn đang cần bổ sung kiến thức ngữ pháp gấp thì hãy thử sử dụng 33 cấu trúc gợi ý này xem sao nhé.

Tổng hợp 33 cấu trúc câu tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp. Ảnh: internet
DANH SÁCH 33 CẤU TRÚC TIẾNG ANH THƯỜNG DÙNG TRONG GIAO TIẾP
Cấu trúc 1. S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something
(Ý nghĩa & cách dùng: quá…. để cho ai làm gì…)
Ví dụ: He ran too fast for me to follow. (Anh ấy đi quá nhanh để cho tôi đuổi theo)
Cấu trúc 2. S + V + so + adj/ adv + that + S + V
(Ý nghĩa & cách dùng: quá… đến nỗi mà…)
Ví dụ: He speaks so soft that we can’t hear anything. (Anh ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi không thể nghe bất cứ điều gì)
Cấu trúc 3. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something
(Ý nghĩa & cách dùng:đủ… cho ai đó làm gì…)
Ví dụ: She is old enough to get married. (Cô ấy đã đủ tuổi để làm đám cưới)
Cấu trúc 4. Have/ get + something + done (past participle)
(Ý nghĩa & cách dùng: nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…)
Ví dụ: I had my hair cut yesterday. (Tôi mới cắt tóc ngày hôm qua)
Cấu trúc 5. It + be + time + S + V (-ed, cột 2)
(Ý nghĩa & cách dùng: đã đến lúc ai đó phải làm gì…)
Ví dụ: It is time you had a shower. (Đã đến lúc đi tắm rồi)
Cấu trúc 6. It + takes/took + someone + amount of time + to do something
(Ý nghĩa & cách dùng: làm gì… mất bao nhiêu thời gian…)
Ví dụ: It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi đi đến trường mất 5 phút)
Cấu trúc 7. To prevent/stop + someone/something + from + V-ing
Ý nghĩa: ngăn cản ai/cái gì… làm gì..
Ví dụ: He prevented us from parking our car here. (Anh ấy ngăn cản chúng tôi đỗ xe ở đây)
Cấu trúc 8. S + find + it + adj to do something
Ý nghĩa: thấy… để làm gì…
Ví dụ: I find it very difficult to learn about English. (Tôi cảm thấy khó học tiếng Anh)
Cấu trúc 9. Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive)
Ý nghĩa: thích làm gì… hơn làm gì…
Ví dụ: He would play games than read books. (Anh ấy thích chơi game hơn đọc sách)
Cấu trúc 10. To be amazed at
Ý nghĩa: ngạc nhiên về…
Ví dụ: I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi ngạc nhiên về biệt thự to đẹp của anh ấy)

Cấu trúc 11. To be angry at + N/V-ing
Ý nghĩa: tức giận về…
Ví dụ: Her mother was very angry at her bad marks. (Mẹ cô ấy rất tức giận về điểm thấp của cô ấy)
Cấu trúc 12. To be good at/ bad at + N/ V-ing
Ý nghĩa: giỏi về…/ kém về…
Ví dụ: I am good at swimming. (Tôi giỏi bơi lội)
Cấu trúc 13. To be/get tired of + N/V-ing
Ý nghĩa: mệt mỏi về…
Ví dụ: My mother was tired of doing too much housework everyday. (Mẹ tôi mệt mỏi vì phải làm quá nhiều việc nhà mỗi ngày)
Cấu trúc 14. Can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing
Ý nghĩa: không chịu nổi…
Ví dụ: She can’t stand laughing at her little dog. (Cô ấy không thể nhịn được cười với chú cún của mình)
Cấu trúc 15. To be keen on/ to be fond of + N/V-ing
Ý nghĩa: thích làm gì đó…
Ví dụ: My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái tôi thích chơi với những con búp bê)
Cấu trúc 16. To be interested in + N/V-ing
Ý nghĩa: quan tâm đến…
Ví dụ: Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays. (Bà Brown quan tâm đến việc đi mua sắm vào chủ nhật)
Cấu trúc 17. To waste + time/ money + V-ing
Ý nghĩa: tốn tiền hoặc thời gian/ tiền bạc làm gì…
Ví dụ: We always wastes time playing computer games each day. (Chúng tôi luôn tốn thời gian vào việc chơi game máy tính mỗi dày)
Cấu trúc 18. To spend + amount of time/ money + V-ing
Ý nghĩa: dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc làm gì…
Ví dụ: Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last year. (Năm ngoái ông Jim dành nhiều tiền để đi du lịch vòng quanh thế giới)
Cấu trúc 19. To give up + V-ing/ N
Ý nghĩa: từ bỏ làm gì/ cái gì…
Ví dụ: You should give up smoking as soon as possible. (Bất cứ lúc nào có thể, bạn nên từ bỏ hút thuốc nhé)
Cấu trúc 20. Would like/ want/wish + to do something
Ý nghĩa: muốn làm gì…
Ví dụ: I would like to go to the cinema with you tonight. (Tôi muốn đi xem phim rạp với bạn tối nay)

33 cấu trúc Ngữ pháp giúp bạn nói tiếng Anh bài bản hơn. Ảnh: internet
Cấu trúc 21. Had better + V(infinitive)
Ý nghĩa: nên làm gì….
Ví dụ: You had better go to see the doctor. (Bạn nên đến gặp bác sĩ)
Cấu trúc 22. To be interested in + N / V-ing
Ý nghĩa: thích cái gì…
Ví dụ: We are interested in reading books on history. (Chúng tôi thích đọc sách lịch sử)
Cấu trúc 23. To be bored with
Ý nghĩa: chán làm cái gì…
Ví dụ: We are bored with doing the same things everyday. (Chúng tôi chán làm những việc giống nhau mỗi ngày)
Cấu trúc 24. Too + Adjective + to do something
Ý nghĩa: quá làm sao… để làm cái gì…
Ví dụ: I’m to young to get married. (Tôi quá trẻ để cưới chồng)
Cấu trúc 25. It’s not necessary for someone to do something = Smb don’t need to do something
Ý nghĩa: không cần thiết phải làm gì…
Ví dụ: It is not necessary for you to do this exercise. (Bạn không cần thiết phải làm bài tập này)
Cấu trúc 26. To look forward to V-ing
Ý nghĩa: mong chờ, mong đợi làm gì…
Ví dụ: We are looking forward to going on holiday. (Chúng tôi mong đến kỳ nghỉ)
Cấu trúc 27. To provide smb from V-ing
Ý nghĩa: cung cấp cho ai cái gì…
Ví dụ: Can you provide us with some books in history? (Bạn có thể đưa cho chúng tôi một số cuốn sách lịch sử được không?)
Cấu trúc 28. To prevent someone from V-ing
Ý nghĩa: cản trở ai làm gì…
Ví dụ: The rain stopped us from going for a walk. (Trời mưa khiến chúng tôi không thể tản bộ)
Cấu trúc 29. To fail to do something
Ý nghĩa: không làm được cái gì… /thất bại trong việc làm cái gì…
Ví dụ: We failed to do this exercise. (Chúng tôi không làm được bài tập này)
Cấu trúc 30. To be succeed in V-ing
Ý nghĩa: thành công trong việc làm cái gì…
Ví dụ: We were succeed in passing the exam. (Chúng tôi đã vượt qua kỳ thi thành công)
Cấu trúc 31. It is (very) kind of someone to do something
Ý nghĩa: ai thật tốt bụng/tử tế khi làm gì…
Ví dụ: It is very kind of you to help me. (Bạn thật tử tế khi giúp đỡ tôi)
Cấu trúc 32. To have no idea of something = Don’t know about something
Ý nghĩa: không biết/ không có ý tưởng về cái gì…
Ví dụ: I have no idea of this word = I don’t know this word. (Tôi không biết từ này)
Cấu trúc 33. To advise someone to do something
Ý nghĩa: khuyên ai làm gì…
Ví dụ: Our teacher advises us to study hard.
Xem thêm: Cách In Bản Vẽ Trong Cad, Cách In Đen Trắng, Cách In Màu Trong Cad
(Giáo viên khuyên chúng tôi học hành chăm chỉ)

TỔNG KẾT: Học tiếng Anhnói chung và học ngữ pháp nói riêng thì không chỉ học qua loa, sơ sài mà giỏi được. Bài viết trên đây mang tính tổng hợp các kiến thức cơ bản, để học ngữ pháp tiếng Anh tốt thì bạn có thể tham khảo thêm trang này: https://www.grammar.vn, trang sẽ giúp bạn tiếp cận các kiến thức về văn phạm tiếng Anh một cách bài bản và sâu rộng hơn.