Khi bức màn lớn của nhà Đường hạ xuống, Ngũ triều và Thập quốc bắt đầu diễn ra một màn tranh chấp với nhau. Trong bối cảnh tranh chấp của Ngũ triều, một hòa thượng túi vải bình tĩnh bước ra thế gian với nụ cười, với một tâm hồn rộng lượng để chịu đựng những điều không thể chịu đựng được trên đời.

Bạn đang xem: Nhân gian huyền ảo

Hòa thượng Bố Đại, còn được gọi là Hòa thượng túi vải. Nguồn gốc xuất thân của ông cũng khá huyền thoại.


Người ta nói rằng, cuối thời nhà Đường, một bó củi trôi trên sông từ Long Tây và có một đứa trẻ trên đống củi.

Trương Trọng Thiên ở làng Trường Thinh nhìn thấy đứa trẻ có đôi tay và đôi chân mũm mĩm, cứ cười toe toét cười, anh ta mừng quá nên bế nó lên, thấy đệm ở dưới người đứa trẻ là một chiếc túi vải màu xanh.

Trương Trọng Thiên đưa đứa trẻ về nhà nuôi nấng và đặt tên cho nó là “Khiết Thử”.

Vì lớn lên ở làng Trường Thinh nên anh ấy đặt tên bé là “Trường Thinh Tử”.

Sau khi lớn lên, Trường Thinh Tử đi tu và trở thành một nhà sư. Ông ta buộc một chiếc túi vải vào một chiếc gậy và một mình lang thang khắp nơi.


Ông ấy thấy đồ vật thì xin đồ vật, thấy đồ ăn thì xin đồ ăn, tất cả đồ khất thực đều được gói vào túi vải, nên còn được gọi là “Hòa thượng túi vải”.

Người ta nói mỗi lần ông ta đi xin ăn đều có các chàng trai độ mười tám tuổi đi cùng, người ta không biết các chàng trai này đến từ đâu, đuổi đi cũng không đi. Vào mùa hè nóng nực, hòa thượng Bố Đại tắm suối, và những chàng trai này bày trò trêu đùa với ông.

Vào thời điểm đó, Lỗ Thắng một người giỏi vẽ tranh đã vẽ hình hòa thượng túi vải trên tường của một ngôi chùa.

Ông đi khắp nơi, giáo hóa rộng rãi, khi mệt thì tìm một chỗ để ngủ và nghỉ ngơi. Ông ấy có một câu thơ miêu tả chân thực về việc ông ấy đi vân du khắp nơi và kết nhiều thiện duyên với nhiều người.

“Một bát cơm nghìn nhà


Một thân đi ngàn dặm

Mắt đen thấy người ít

Hỏi đường như mây trên đầu”.

Một cư sĩ họ Trần hỏi ông, làm thế nào mới có thể không rơi vào vòng xoáy thị phi tranh luận đúng sai với người khác? Hòa thượng Bố Đại liền hát một bài “Nhẫn nhục kệ” cho ông:

“Đúng hay sai ôm hận cả thế giới


Hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn có thể làm

Tấm lòng rộng mở, mang trong mình sự nhẫn nại

Nếu có thể buông xuống được có thể nhìn thấy mặt trời

Nếu bạn có một tâm sự, bạn nên chia sẻ nó

Ngay cả khi bạn gặp phải kẻ thù, bạn cũng có thể dung hòa


Để làm cho trái tim này yên ổn. Tự nhiên đạt được an nhiên tự tại”

Đại ý là: trên đời này có quá nhiều thị phi, nhưng nếu bạn nghĩ về nó quá nhiều thì cũng không làm được gì? Nếu bạn có thể thả lỏng trái tim, bạn có thể chịu đựng sự sỉ nhục, nếu bạn có thể thả lỏng trái tim, bạn có thể vượt qua bóng tối. Dù là đối với bạn tâm tình hay đối phương, đều có thể cùng nhau hòa hợp, không sinh ra oán hận trong lòng, thân tâm tự nhiên thoải mái.

*
Tranh hòa thượng Bố Đại cuối thời Minh và đầu thời nhà Thanh. Nguồn ảnh: secretchina

Mặc dù hòa thượng Bố Đại luôn đi khất thực xin ăn, nhưng những người có huệ nhãn rất kính trọng ông.

Vào một ngày, có người sau khi mời Bố Đại hòa thượng dùng cơm chay ở nhà xong, lại thành khẩn cầu xin ông nghỉ lại trong nhà, để thể hiện sự thành kính của mình. Vào sáng sớm ngày hôm sau, hòa thượng Bố Đại đã viết một bài thơ trên cửa ngôi nhà này, ông nói rằng có một vị Phật trong thân thể của mình, nhưng thế gian không biết.

Vào ngày 3 tháng 3 năm Trinh Minh thứ 2 ((916 SCN), trước khi hòa thượng Bố Đại viên tịch, ông ngồi trên một tảng đá phía đông ngôi chùa Nhạc Lâm , ông ấy nói:


“Di Lặc, chân Di Lặc

Phân thân trăm ngàn ức

Thời thời hiển thị trước người đời

Nhưng mọi người lại không biết”.

Nói xong bài kệ, ông ấy viên tịch mà đi.


Lúc này, người ta mới biết hòa thượng Bố Đại là hóa thân của Phật Di Lặc. Vì vậy, người dân vùng sông Dương Tử, tỉnh Chiết Giang đã dùng hình ảnh của ông khi còn sống ở trần gian để vẽ tranh chân dung để họ thắp hương cúng bái.

Một chiếc túi vải huyền thoại được dùng trong thời gian khó khăn, đã để lại một ý nghĩa cho đời sau. Như Di Lặc đi trong thế gian nhắc nhở mọi người hãy bỏ những phiền muộn của thế gian vào trong túi, trút bỏ những bất bình trong lòng, rồi họ sẽ nhận được công đức vô tận.

Hòa Thượng Bố Đại từng nói với người nông dân: “Hãy lấy những cây non để trồng, và bạn sẽ thấy trời cao trong nước khi bạn biết cúi đầu”. Ông nói với thế gian bằng một ngôn ngữ cực kỳ đơn giản rằng những người thường xuyên bố thí sẽ gieo trồng những cánh đồng phúc đức cho riêng họ.

Hòa thượng Bố Đại đã nói: “Khi bạn lùi lại thì hóa ra lại tiến về phía trước”.

Có lẽ câu chuyện về Hòa Thượng Bố Đại nên kết thúc ở đây. Tuy nhiên, trong dòng sông dài thời gian, với ngàn lớp sóng khác nhau lại vô tình phản chiếu ánh hào quang rực rỡ của câu chuyện về hòa thượng Bố Đại.


Vào năm Nguyên Phúc đầu tiên của triều đại Bắc Tống (1098), Tống Triết Tông đã phong cho hòa thượng Bố Đại là “Đại sư Định Ứng”. Vào năm Trùng Ninh thứ ba (1104), trụ trì chùa Nhạc Lâm đã quyên góp để xây dựng một ngôi chùa, và bức tượng Di Lặc được đúc để trong chùa. Tống Huy Tông đã đặt tên cho ngôi chùa là “Sùng Ninh”. Trên đỉnh Phi Lai đối diện với chùa Linh Ẩn, có hơn 300 bức tượng trong hang động từ thời Ngũ Đại. Một trong những bức tượng lớn nhất là tượng Di Lặc dựa vào hình tượng nguyên mẫu của hòa thượng Bố Đại.

Một bức tranh vào cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh, “Mười đứa trẻ trêu đùa Di Lặc”, trong bức tranh, Di Lặc có thân hình đầy đặn, lộ ngực và bụng to, và nụ cười sảng khoái, tay phải cầm chuỗi hạt và ngồi nghịch túi vải. Mười đứa trẻ xung quanh có ngoại hình khác nhau, và chúng khá nghịch ngợm, chúng trèo lên vai Đức Di Lặc, kéo tai Ngài, hoặc đòi cây gậy hoặc chuỗi hạt của Ngài. Sự vui đùa của những đứa trẻ và sự tốt bụng của Di Lặc khiến bức tranh sống động như thật.

Di Lặc là người rộng lượng và bao dung, bao dung với những điều không như ý trên đời, thế gian có nhiều buồn phiền, có nhiều điều bất bình, nhưng luôn vui vẻ và mỉm cười. Tấm lòng bao dung của Di Lặc khiến người đời chỉ nhìn thấy hình ảnh của ông cũng mỉm cười bình yên.

Joseph Smith in the Sacred Grove looking up at the personages of God the Father and Jesus Christ, who have appeared to him.
Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và Đức Thánh Linh đều hiện diện trong lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này có thể giúp em hiểu sâu sắc hơn về từng Đấng trong Thiên Chủ Đoàn, từ đó có thể tác động đến những lựa chọn của em trong cuộc sống.

Nhận ra sự hiểu biết hiện tại của học viên. Mỗi học viên mang đến lớp học những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết và quan điểm độc đáo. Hãy tìm cách khám phá sự hiểu biết hiện tại của học viên về một giáo lý, nguyên tắc hoặc khái niệm nhất định, sau đó tìm cách hướng dẫn họ trong suốt tiến trình học tập.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để chia sẻ trên lớp những điều họ biết về Thiên Chủ Đoàn, làm thế nào họ biết về Thiên Chủ Đoàn và những câu hỏi nào họ có thể có.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Điều gì giúp giới trẻ Thánh Hữu Ngày Sau xử lý tốt những khó khăn?

Cân nhắc trưng bày lời phát biểu sau khi học viên thảo luận về các câu hỏi tiếp theo.

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:



Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.
Một bài báo có tiêu đề “Các thanh thiếu niên Mặc Môn đối phó tốt nhất: Nghiên cứu cho thấy họ vượt trội các bạn cùng lứa trong cách xử lý những căng thẳng khi trưởng thành”. Bài báo này kết luận rằng “Người Mặc Môn thành công nhất trong việc tránh những hành vi mạo hiểm, đạt kết quả tốt ở trường và có thái độ lạc quan về tương lai”. Một trong những người thực hiện cuộc nghiên cứu, là người đã phỏng vấn phần lớn giới trẻ của chúng ta, nói rằng: “Trên hầu như mọi phương diện mà chúng tôi xem xét, một mẫu mực rõ ràng là: Người Mặc Môn là những người đứng đầu.”


(Dallin H. Oaks, “Cha Mẹ và Con Cái”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 62)


Em nghĩ tại sao nhiều người trong giới trẻ Thánh Hữu Ngày Sau có thể xử lý rất tốt những khó khăn trong cuộc sống?

Hãy suy nghĩ về kinh nghiệm của chính em trong cuộc sống.

Cân nhắc mời học viên đánh giá thầm bản thân theo thang điểm như sau:

Em nghĩ mô tả đó về những bạn trẻ được phỏng vấn thì đúng với em như thế nào?

Nó mô tả đúng về tôi.

Nó phần nào mô tả về tôi.

Nó không hề mô tả về tôi chút nào.

Chủ Tịch Oaks tiếp tục nói rằng một lý do khiến ông cảm thấy giới trẻ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô sẵn sàng đương đầu với thử thách chính là nhờ hiểu biết của họ về kế hoạch cứu rỗi và kiến thức của họ về mối quan hệ của họ với Thượng Đế (xin xem “Cha Mẹ và Con Cái”, trang 62). Trong một dịp khác, ông dạy rằng:



Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.
Vì chúng ta có lẽ thật về Thiên Chủ Đoàn và mối quan hệ của chúng ta với các Ngài, mục đích của cuộc sống, và tính chất của vận mệnh vĩnh cửu của mình, nên chúng ta có bản đồ đường đi tốt nhất và bảo đảm cho cuộc hành trình của chúng ta trong suốt trần thế.


(Dallin H. Oaks, “Thiên Chủ Đoàn và Kế Hoạch Cứu Rỗi”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 103)


Em nghĩ tại sao việc hiểu rõ những lẽ thật này sẽ giúp thanh thiếu niên Thánh Hữu Ngày Sau tránh được các hành vi mạo hiểm, đạt kết quả tốt ở trường và có thái độ lạc quan về tương lai?

Ngay cả trong giới trẻ Thánh Hữu Ngày Sau, có một số trở ngại nào trong việc nhận biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua quyền năng của Đức Thánh Linh?

Hãy dành một phút để suy ngẫm về những điều em biết và hiểu về vai trò của Thiên Chủ Đoàn và tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và Đức Thánh Linh, cũng như suy ngẫm về việc học hỏi về Các Ngài có thể giúp ích cho em như thế nào trong cuộc sống.

Thánh thư dạy về Thiên Chủ Đoàn

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những gì họ đã chuẩn bị cho buổi học bằng cách yêu cầu họ viết ra những điều và cách thức mà họ biết về Thiên Chủ Đoàn.

Chia một tờ giấy thành ba cột và ghi ở trên cùng của cột đầu tiên là “Cha Thiên Thượng”,cột thứ hai là “Chúa Giê Su Ky Tô”và cột thứ ba là “Đức Thánh Linh”.Bên trong mỗi cột tương ứng, viết ra một hoặc hai điều mà em biết về Đấng này của Thiên Chủ Đoàn. Bao gồm một lời giải thích vắn tắt về cách em học về từng lẽ thật hoặc lý do tại sao em tin vào lẽ thật đó. Trong suốt bài học, hãy tận dụng cơ hội để thêm vào các cột này những điều em học được về mỗi Đấng của Thiên Chủ Đoàn.

Sinh hoạt này cũng có thể được thực hiện với cả lớp bằng cách tạo ba cột trên bảng. Có thể mời học viên lên bảng để bổ sung thêm những hiểu biết sâu sắc khác trong suốt bài học.

Một nơi trong thánh thư mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm về Thiên Chủ Đoàn là khi Chúa Giê Su Ky Tô được Giăng Báp Tít làm phép báp têm.

Trưng bày bức hình về lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô.



Hãy đọc về lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô trong một hoặc nhiều bài tường thuật về Phúc Âm sau đây, tìm kiếm những gì điều em có thể học hỏi được về mỗi Đấng của Thiên Chủ Đoàn:

Học viên có thể nhận ra các lẽ thật tương tự như sau: Thiên Chủ Đoàn là ba Đấng riêng biệt và khác biệt, Chúa Giê Su Ky Tô vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô làm trọn mọi sự ngay chính, Cha Thiên Thượng và Đức Thánh Linh làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, Đức Thánh Linh xác nhận các giáo lễ, Cha Thiên Thượng hài lòng với sự vâng lời Ngài.

Em đã học hỏi được điều gì về mỗi Đấng của Thiên Chủ Đoàn?

Hãy lắng nghe cẩn thận khi học viên chia sẻ, sau đó sử dụng một số hoặc tất cả thông tin sau đây để giúp họ hiểu rõ hơn về Thiên Chủ Đoàn.

Những câu này giúp chúng ta hiểu rằng mỗi Đấng của Thiên Chủ Đoàn là một Đấng riêng biệt và làm trọn một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, Đấng Cứu Rỗi đã nêu cho chúng ta một tấm gương về việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Khi Thượng Đế hài lòng với Chúa Giê Su Ky Tô trong lễ báp têm của Ngài, Ngài đã cho thấy rằng Ngài là Cha Thiên Thượng nhân từ, hạnh phúc khi chúng ta vâng lời Ngài.

Có khi nào em cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng hài lòng với em về điều mà em đã làm? Việc biết là Ngài hài lòng đã ảnh hưởng đến em như thế nào?

Ban đầu, một số học viên có thể nghĩ rằng họ chưa bao giờ làm điều gì khiến Cha Thiên Thượng hài lòng. Có thể hữu ích khi yêu cầu họ suy ngẫm cẩn thận những câu hỏi này và chú ý đến những suy nghĩ và cảm nghĩ của họ. Việc nhận biết những lần mà họ cảm thấy tình yêu thương, niềm vui, sự bình an hoặc lòng nhân từ (những cảm nghĩ đến từ Đức Thánh Linh) có thể giúp học viên thấy những khi mà Cha Thiên Thượng hài lòng với hành động của họ (xin xem Ga La Ti 5:22).

Tiên tri Joseph Smith (1805–1844) giải thích rằng Đức Thánh Linh không hiện đến trong hình dạng một con chim bồ câu. Thay vào đó, con chim bồ câu cho thấy rằng Đức Thánh Linh đang hiện diện. Joseph Smith đã dạy: “Đức Thánh Linh không thể biến hóa thành một con chim bồ câu; mà là dấu hiệu của một con chim bồ câu đã được ban cho Giăng để báo cho biết sự thật của phép báp têm của Đấng Ky Tô” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith , trang 88).

Có khi nào Đức Thánh Linh làm chứng về lẽ thật cho em?

Em có những câu hỏi nào về Thiên Chủ Đoàn?

Hãy sử dụng các lựa chọn này hoặc các lựa chọn có sẵn khác mà sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên. Thay vì yêu cầu học viên chọn một lựa chọn, cũng có thể là hữu ích nếu cùng học với cả lớp hoặc cùng xem một video.

Xem thêm:

Hãy chọn một hoặc nhiều lựa chọn sau đây để giúp em tìm câu trả lời cho những câu hỏi của mình về Thiên Chủ Đoàn. Trong khi học, hãy tìm cách để việc hiểu được Thiên Chủ Đoàn có thể ban phước cho bản thân em.

Hãy tìm hiểu những lời giảng dạy của các vị tiên tri và sứ đồ về Thiên Chủ Đoàn. Ví dụ, em có thể đọc bài nói chuyện của Dallin H. Oaks “Thiên Chủ Đoàn và Kế Hoạch Cứu Rỗi” (Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 100–103).