Giới thiệu
Nhiều người với triệu chứng của bệnh trầm cảm không tự nhận mình bị trầm cảm. Một số người không tự nhận thức những triệu chứng này, trong khi những người khác có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận mình bị trầm cảm. Đây có lẽ là một vấn đề tế nhị. Một cá nhân có thể cảm thấy thất bại hoặc rằng người khác sẽ đánh giá mình. Nhưng đây là những gì quý vị nên biết: đối với người chăm sóc, bệnh trầm cảm thường gặp nhiều hơn là quý vị nghĩ, và đó là một phản ứng bình thường cho một hoàn cảnh khó khăn. Người chăm sóc thường mắc trầm cảm từ nhẹ đến nặng do hệ quả của việc đối mặt với công việc chăm sóc luôn luôn đòi hỏi.
Bạn đang xem: Hội những người thích màu đen
Trầm cảm là một bệnh lý vô cùng phức tạp với nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân. Những nhân tố đóng góp đã biết bao gồm các đặc tính di truyền, mức độ nội tiết tố, các yếu tố kích phát từ môi trường, thuốc men, hệ quả của việc sống chung với một bệnh nặng, đau buồn và mất mát do cái chết của một người thân, trải qua việc bị hành hạ về thể chất hoặc cảm xúc, sống với một người trầm cảm nặng, và những nhân tố khác. Không phải ai cũng trải qua những cảm xúc tiêu cực đi đôi với bệnh trầm cảm. Nhưng chúng ta biết rằng trong nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho một thành viên gia đình hoặc bạn bè, người chăm sóc thường hy sinh các nhu cầu về thể chất và cảm xúc của chính họ. Các khía cạnh phức tạp và đa dạng liên quan đến việc cung cấp sự chăm sóc có thể là gánh nặng ngay cả đối với người có khả năng nhất. Cảm xúc choáng ngợp, bồn chồn, lo âu, đau khổ, bi quan, tách biệt, kiệt sức—và đôi khi tội lỗi vì có những cảm xúc này—có thể làm nên gánh nặng.
Mọi người đều có suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực khi này khi khác, nhưng khi những cảm xúc này mạnh hơn và làm cho quý vị cạn kiệt sức lực, buồn rầu hoặc khó chịu đối với người thân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh trầm cảm. Những quan ngại về bệnh trầm cảm xuất hiện khi cảm giác trống rỗng và khóc lóc không hết, hoặc khi những cảm xúc tiêu cực này cứ đến liên tục.
Thật không may, cảm xúc trầm cảm thường được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối hơn là dấu hiệu của một điều gì đó đã mất cân bằng. Những lời nhận xét của người khác như “vượt qua nó đi” hoặc “tại mình nghĩ vậy thôi” không hề có ích, và phản ánh một niềm tin rằng những mối quan ngại về sức khỏe là không có thật. Việc phớt lờ hoặc chối bỏ những cảm xúc của quý vị sẽ không làm cho chúng mất đi.
Quan tâm sớm đến những triệu chứng của bệnh trầm cảm thông qua tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh, sự giúp đỡ tích cực từ gia đình và bạn bè, hoặc tham vấn với một chuyên gia sức khỏe hoặc sức khỏe tâm thần được đào tạo có thể giúp phòng tránh việc mắc trầm cảm nặng hơn theo thời gian.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm
Mọi người gặp phải trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Một vài người có thể có những triệu chứng kinh điển, như buồn bã và tuyệt vọng. Người khác có thể có các dấu hiệu mà quý vị không nghĩ là trầm cảm, như là mệt mỏi quá độ hoặc cáu bẳn. Loại và mức độ triệu chứng thay đổi theo cá nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Cân nhắc những triệu chứng trầm cảm thường gặp này. Bạn đã trải qua bất cứ triệu chứng nào sau đây lâu hơn hai tuần chưa?
Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọngThay đổi thói quen ăn uống—sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân
Thay đổi giấc ngủ—ngủ quá nhiều hoặc không đủ
Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn
Cảm thấy chai sạn
Dễ bị kích động hay nổi nóng
Cảm thấy mình làm gì cũng không đủ tốt
Tăng việc tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện
Dành quá nhiều thời gian trên Internet
Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch—cứ như đầu bạn bị phủ sương mù
Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài của bạn
Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh
Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị, như là đau đầu, rối loạn tiêu hóa, và đau cổ và lưng mạn tính
Quan ngại đặc biệt cho người chăm sóc
Chăm sóc một người bị bệnh mất trí có thể dẫn đến kiệt sức. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng một người chăm sóc cho một người bị bệnh mất trí dễ bị trầm cảm gấp hai lần so với người chăm sóc cho một người không bị mất trí. Người chăm sóc không chỉ dành nhiều thời gian hơn hẳn mỗi tuần để chăm sóc, họ còn gặp nhiều vấn đề hơn trong công việc, sự căng thẳng cá nhân, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất, mất ngủ, ít thời gian hơn để làm những việc mình thích, ít thời gian hơn dành cho các thành viên gia đình khác, và có nhiều mâu thuẫn gia đình hơn người chăm sóc cho người không bị mất trí.Tình trạng sụt giảm năng lực về tâm thần và thể chất của một người thân đã rất căng thẳng cho người chăm sóc rồi, thì việc đối phó với hành vi liên quan đến mất trí còn là một nhân tố đóng góp lớn hơn cho sự hình thành trầm cảm. Những triệu chứng liên quan đến bệnh mất trí như lang thang, kích động, tích trữ đồ đồng nát, hành vi đáng xấu hổ và việc chống đối hoặc không hợp tác của người thân làm mỗi ngày là một sự thử thách và làm cho người chăm sóc khó mà nghỉ ngơi hoặc nhận sự hỗ trợ trong việc chăm sóc. Bệnh mất trí càng nặng, người chăm sóc càng dễ bị mắc trầm cảm. Việc nhận sự hỗ trợ và nghỉ ngơi liên tục và đáng tin cậy, đặc biệt trong những trường hợp này, là rất thiết yếu cho người chăm sóc.
Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Nữ giới, chủ yếu là vợ và con gái, đảm nhiệm phần lớn công việc chăm sóc. Tại Hoa Kỳ, ước tính 12 triệu phụ nữ mắc trầm cảm lâm sàng mỗi năm, ở khoảng gấp đôi so với tỷ lệ này ở đàn ông. Nếu bạn nghĩ trầm cảm chỉ do mình tự nghĩ ra, hãy suy nghĩ lại. Những yếu tố thể chất như mãn kinh, sinh đẻ, hội chứng tiền mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, và thiếu hụt dinh dưỡng như sắt, vitamin D, acid béo Omega-3 đều có thể gây trầm cảm.Một nghiên cứ Sức khỏe Tâm thần Mỹ phát hiện rằng nhiều phụ nữ không điều trị trầm cảm bởi vì họ xấu hổ hoặc chối bỏ việc bị trầm cảm. Trên thực tế, 41% phụ nữ được khảo sát dẫn chứng việc cảm thấy xấu hổ hoặc thẹn thùng là rào cản cho điều trị. Hãy nhớ rằng bác sĩ đã từng nghe về tất cả những điều này. Khám sức khỏe toàn diện là rất quan trọng cho cả sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Hãy dành thời gian trong lúc khám để nói về chủ đề trầm cảm nếu bạn nghi ngờ bạn đang gặp các triệu chứng của trầm cảm.
Những người chăm sóc là nam giới đối phó với trầm cảm một cách khác. Nam giới ít khi thừa nhận bị trầm cảm và bác sĩ ít khi chẩn đoán trầm cảm trên nam giới. Nam giới sẽ thường “tự điều trị” những triệu chứng trầm cảm của họ như cơn giận dữ, sự cáu bẳn, hoặc cảm giác bất lực bằng rượu bia hoặc lao đầu vào công việc. Mặc dù người chăm sóc là nam giới thường dễ sẵn lòng hơn nữ giới để thuê mướn sự trợ giúp từ bên ngoài để giúp đỡ công việc chăm sóc nhà cửa, họ thường có ít bạn hơn để trút bầu tâm sự hoặc ít những hoạt động tích cực hơn để tham gia bên ngoài. Giả định sai lầm rằng triệu chứng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối có thể làm cho nam giới gặp khó khăn rất lớn để tìm kiếm sự giúp đỡ.Người chăm sóc quân nhân và cựu quân nhân có nguy cơ bị trầm cảm. Người chăm sóc quân nhân và cựu quân nhân bị trầm cảm gần gấp hai lần tỷ lệ này ở người chăm sóc cho người không phải quân nhân. Tình trạng sức khỏe tâm thần và/hoặc thể chất của một cựu quân nhân càng nghiêm trọng, bạn càng nhọc công hơn khi chăm sóc. Những bệnh lý như mất trí, chấn thương sọ não, và rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (TBI và PTSD) có thể vô cùng thử thách cho người chăm sóc.Cố gắng đương đầu với cuộc sống hằng ngày kèm với việc trông chừng những cơn bùng phát của người cựu quân nhân, hoặc giúp đỡ họ đối phó với căng thẳng của riêng họ, có thể làm cho bạn cảm thấy bị choáng ngợp và tăng cảm xúc trầm cảm, đặc biệt là những cảm xúc bất lực và tuyệt vọng.Là một người chăm sóc cho quân nhân, bạn có thể không có ai khác trong đời mình để có thể thấu hiểu và trải nghiệm việc chăm sóc một quân nhân, đặc biệt những người chăm sóc trẻ hơn khi đồng nghiệp của họ ít có khả năng gặp phải các loại thử thách tương tự. Bạn có thể đã di chuyển để có được sự tiếp cận tốt hơn với phúc lợi VA, hoặc đến một vùng nhiều hỗ trợ hơn cho những nhu cầu của người quân nhân bạn chăm sóc, mà có thể làm cho bạn cảm thấy bị cô lập hơn và ít có khả năng có được sự trợ giúp từ những người bạn quen và tin tưởng. Điều đó không có nghĩa là không có giúp đỡ. Bước đầu tiên là thảo luận với bác sĩ của mình để có thể gửi bạn đến khám một chuyên gia sức khỏe tâm thần và có thể kê toa nếu cần.Mất ngủ đóng góp vào bệnh trầm cảm. Tuy nhu cầu ngủ thay đổi, phần lớn mọi người cần ngủ tám tiếng mỗi ngày. Mất ngủ do hệ quả từ việc chăm sóc cho người thân có thể dẫn đến trầm cảm nặng. Việc quan trọng cần nhớ là mặc dù bạn có thể không thể làm cho người thân của mình nghỉ ngơi suốt đêm, bạn phải sắp xếp để ngủ đủ giấc. Thuê người làm hoặc nhờ một người bạn ở với người thân trong khi bạn ngủ, tìm một trung tâm chăm sóc, hoặc lên lịch để một thành viên gia đình khác đến ở chung một vài đêm là một số cách để giữ vững sự tận tâm chăm sóc của bạn mà vẫn ngủ đủ giấc.Trầm cảm có thể kéo dài sau khi đưa người thân vào một trung tâm chăm sóc. Đưa ra quyết định đưa người thân đến một trung tâm chăm sóc là một việc rất căng thẳng. Trong khi nhiều người chăm sóc cuối cùng cũng có thể được nghỉ ngơi đầy đủ, sự cô đơn, cảm giác tội lỗi, và việc giám sát cách người thân được chăm sóc tại địa điểm mới này có thể tạo thêm căng thẳng mới. Nhiều người chăm sóc cảm thấy trầm cảm vào thời điểm đưa người thân vào trung tâm chăm sóc và một số tiếp tục cảm thấy trầm cảm sau đó một thời gian.Nhiều người cứ cho rằng một khi kết thúc công việc chăm sóc, căng thẳng do phải cung cấp sự chăm sóc trực tiếp sẽ biến mất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả sau khi người vợ hoặc chồng bị bệnh mất trí đã mất được ba năm, một số người chăm sóc trước đó tiếp tục trải nghiệm sự trầm cảm và cô độc. Để nỗ lực đưa cuộc sống của họ trở lại bình thường, người chăm sóc trước đây có thể cũng cần tìm kiếm sự giúp đỡ cho bệnh trầm cảm.
Cần làm gì nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm
Bệnh trầm cảm xứng đáng nhận được sự chú ý như bất cứ bệnh tật nào khác, như là đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Tương tự, cách tốt nhất để tìm ra điều gì đang gây nên các triệu chứng là thảo luận với một chuyên gia có đầy đủ năng lực, như bác sĩ của bạn chẳng hạn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ của bạn rằng bạn đang “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân và triệu chứng của bạn. Bạn càng cụ thể, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn. Việc quan trọng là phải ưu tiên nói về nó trong cuộc hẹn khám của bạn và phải càng thành thật càng tốt để bác sĩ của bạn có thể giúp.
Không quá hiếm cho một người nhận được sự chăm sóc mắc phải bệnh trầm cảm mà không được chẩn đoán. Mọi việc cảm thấy tồi tệ hơn là thực tế từ góc nhìn của họ kèm với bất cứ những thử thách trong việc chăm sóc hằng ngày mà bạn phải trải qua. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang gặp phải tình huống này trong việc chăm sóc, hãy tìm kiếm một cơ hội để chia sẻ mối lo lắng của bạn với họ. Nếu họ ngần ngại nói về điều này với bạn, hãy động viên một người bạn tin cậy để nói chuyện với họ hoặc cân nhắc việc gửi một bức thư đến bác sĩ của họ về mối lo lắng của bạn trước cuộc hẹn khám tiếp theo của họ.
Bệnh trầm cảm được điều trị như thế nào?
Bước đầu tiên để nhận được trị liệu tốt nhất cho bệnh trầm cảm là gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần như một nhà tâm lý học, nhân viên công tác xã hội, hoặc những nhà trị liệu có cấp phép khác. Cùng lúc đó, hãy lên lịch khám sức khỏe với bác sĩ của bạn. Những loại thuốc nhất định, cũng như một số tình trạng bệnh lý như nhiễm siêu vi, có thể gây ra triệu chứng giống với trầm cảm, và nên được một bác sĩ đánh giá. Buổi khám nên bao gồm các xét nghiệm và một buổi phỏng vấn kiểm tra trạng thái tâm thần để xác định liệu lời nói, trí nhớ, hoặc mạch suy nghĩ có bị ảnh hưởng chưa.
Mặc dù một bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm, chỉ thuốc men thôi thì không phải là trị liệu hiệu quả nhất cho bệnh trầm cảm. Việc có sự hướng dẫn đồng thời của một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cực lực khuyến cáo. Nhà trị liệu hoặc nhà tư vấn sẽ lắng nghe những mối lo của bạn, tầm soát xem bạn có triệu chứng trầm cảm, và hỗ trợ bạn bằng nhiều cách tiến triển để giải quyết căng thẳng của mình và xây dựng nên các cách đối phó mới.
Một cách khác để tìm một chuyên gia là hỏi bạn bè về một ai đó mà họ biết và tin tưởng. Bạn còn có thể tìm chuyên gia bằng cách hỏi mục sư hoặc giáo sĩ, bác sĩ của bạn, hoặc nếu bạn đang đi làm, bạn có thể kiểm tra danh sách nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm của người thuê bạn hoặc Chương Trình Hỗ Trợ Nhân Viên (Employee Assistance Program, EAP). Bên cạnh đó, các tổ chức quốc gia có thể cung cấp thông tin liên lạc cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần trong cộng đồng của bạn. (Xem “Tìm Chuyên Gia ở Khu Vực của Bạn” trong tài liệu này.)
Quan trọng là phải tin tưởng và cảm thấy thoải mái với chuyên gia bạn đến khám. Không phải là hiếm khi yêu cầu một buổi giới thiệu miễn phí qua điện thoại hoặc trực tiếp gặp gỡ để giúp quyết định xem liệu chuyên gia có phù hợp với các nhu cầu và phong cách riêng của bạn không. Nên làm rõ:
Giá tiền là bao nhiêuBảo hiểm của bạn sẽ trả bao nhiêu
Có bao nhiêu buổi gặp được xếp lịch bạn mong đợi là sẽ có với nhà trị liệu sức khỏe tâm thần
Bất cứ trị liệu nào nên được đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng nó tiếp tục có đóng góp vào cải thiện sức khỏe và trưởng thành của bạn.
Các lựa chọn điều trị
Khi xem xét đánh giá về sức khỏe thể chất và tâm thần, một lộ trình điều trị có thể được khuyến cáo. Các cách điều trị chính là tâm lý trị liệu (còn được gọi là sức khỏe tâm thần trị liệu và trò chuyện trị liệu) và thuốc chống trầm cảm. Những cách điều trị này có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau. Cách điều trị thường gặp nhất cho triệu chứng trầm cảm đã tiến triển quá giai đoạn nhẹ là thuốc chống trầm cảm, để đem lại việc cải thiện triệu chứng tương đối nhanh chóng. Thiết yếu cho điều trị bệnh trầm cảm là việc sử dụng đồng thời tâm lý trị liệu với thuốc men. Thảo luận tình huống của bạn với một nhà trị liệu có thể mở ra sự tự nhận thức mới về bản thân để giải quyết một mối lo lắng về mặt cảm xúc cụ thể và đem lại chỉ dẫn để giải quyết các thử thách để trở nên khỏe mạnh và duy trì sức khỏe.
Khi lựa chọn nhà trị liệu, hãy chắc rằng đã hỏi về kinh nghiệm làm việc của họ với những người chăm sóc gia đình và sự hiểu biết của họ về những yếu tố gây căng thẳng liên quan đến công việc chăm sóc.
Nếu cần trị liệu bằng thuốc, một khoảng thử và sai nhất định là cần thiết để tìm ra đúng loại và đúng liều thuốc cho mỗi cá nhân, và có thể mất khoảng vài tuần trước khi có hiệu quả. Việc giao tiếp tốt giữa bệnh nhân và bác sĩ là rất quan trọng. Những người lớn tuổi hơn nên cần đặc biệt cẩn thận coi chừng tác dụng phụ của thuốc gây ra do liều quá cao hoặc tương tác với các thuốc khác.
Các liệu pháp bổ trợ và thay thế
Nhiều loại thuốc bổ trợ và liệu pháp thay thế được đề xướng để đối phó với bệnh trầm cảm. Một vài phương pháp đã được kiểm nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng khoa học, nhưng nhiều phương pháp vẫn chưa được kiểm nghiệm. Sau đây là tổng quan về một vài trị liệu thông dụng nhất:
Tập thể dục: Thể dục đã được chứng minh là giảm tác động của bệnh trầm cảm. Đi bộ ba lần mộ tuần từ 30 đến 45 phút đã được liên kết với việc giảm hoặc cải thiện triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc đó, thì hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Thông điệp quan trọng là hãy bắt đầu hoạt động thể dục đều đặn.
Chưa biết rằng liệu hoạt động thể dục ngăn ngừa trầm cảm khởi phát hay chỉ là giúp điều chỉnh tác động. Sắp xếp thời gian để tập thể dục đôi khi khó khăn cho người chăm sóc. Nó thường được xem là hoạt động “giá trị gia tăng”—việc gì đó để làm khi tất cả việc khác đã xong. Bạn có thể cân nhắc việc đưa nó vào danh sách “cần làm” của bạn, nhờ một người bạn đưa “ngày đi bộ” cho bạn mỗi tuần như là một món quà, hoặc yêu cầu bác sĩ của bạn kê toa đi bộ hoặc tham dự một lớp thể dục. Tất cả nghiên cứu cho thấy rằng để có cuộc sống khỏe mạnh hơn, dành thời gian để tập thể dục là khôn ngoan.
Kỹ thuật Tâm trí-Thể xác: Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin, và cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe, và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể tác động lên sức khỏe tâm thần. Tâm trí và thể xác của bạn liên kết với nhau. Áp dụng kỹ thuật tâm trí-thể xác vào hoạt động hằng ngày của bạn có thể giúp cải thiện trầm cảm.
Dù 5 đến 10 phút của bất cứ kỹ thuật nào cũng có thể có lợi. Sau đây là một vài kỹ thuật để thử:
ThiềnCầu nguyện
Hít thở sâu
Châm cứu
Yoga
Xoa bóp
Nghe nhạc
Sáng tạo nghệ thuật
Tưởng tượng có định hướng
Ghi nhật ký
Thực phẩm chức năng: Những loại thảo dược bán không cần toa như hoa ban Âu (St. John’s Wart, Hyperium perforatum) và những loại thực phẩm chức năng khác như SAMe và acid béo omega-3 đang được nghiên cứu và/hoặc đang được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu để điều trị các triệu chứng trầm cảm. Hiện tại, đối với các thuốc không kê toa tại Hoa Kỳ, không có tiêu chuẩn rõ ràng nào để quyết định lượng hoạt chất một công ty cho vào sản phẩm của họ hoặc liều nào là phù hợp với một người cụ thể.Rất khó để xác định hiệu quả của một sản phẩm, và có thể có tác dụng phụ có hại. Ví dụ, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã ban hành một thông báo cảnh báo rằng hoa ban Âu có thể ảnh hưởng con đường chuyển hóa được nhiều thuốc kê toa dùng để điều trị một số bệnh lý, bao gồm bệnh tim, trầm cảm, và nhiễm HIV.
Nếu bạn đang sử dụng bất cứ thảo dược nào hoặc đang cân nhắc sử dụng chúng, hãy thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng những thuốc này không ảnh hưởng đến bất cứ trị liệu nào khác của bạn.
Liệu pháp Ánh sáng: Người chăm sóc cảm thấy buồn khi ru rú ở trong nhà hoặc do ảnh hưởng của những ngày xám xịt mùa đông có thể mắc chứng Rối loạn Cảm xúc theo Mùa (Seasonal Affective Disorder, SAD) còn được gọi là “trầm cảm mùa đông.” Khi đổi mùa, đồng hồ sinh học nội tại hoặc nhịp ngủ thức của chúng ta sẽ có sự chuyển dịch, một phần là để đáp ứng với những thay đổi của ánh nắng mặt trời.Điều này có thể làm cho đồng hồ sinh học của chúng ta mất đồng bộ với lịch trình hằng ngày của bản thân.Người bị SAD có thể gặp khó khăn để điều chỉnh với lượng ánh sáng mặt trời ít ỏi vào các tháng mùa đông. Triệu chứng của SAD rõ ràng nhất vào tháng Một và Hai, khi ban ngày ngắn nhất. SAD thường bị chẩn đoán nhầm là suy giáp, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, và những bệnh nhiễm virus khác.
Liệu pháp ánh sáng, sử dụng những đèn huỳnh quang được thiết kế đặc biệt, đã được chứng tỏ đảo ngược các triệu chứng trầm cảm của SAD. Nhiều chuyên gia tin rằng liệu pháp ánh sáng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não, cụ thể là melatonin. Thuốc chống trầm cảm cùng với những phương pháp trị liệu khác, bao gồm tập thể dục, cũng có thể giúp ích. Nếu bạn gặp triệu chứng trầm cảm theo mùa, hãy thử nghiệm với việc tăng ánh sáng ở môi trường xung quanh bạn, bằng đèn hoặc những nguồn khác. Nếu triệu chứng đủ nặng nề để ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn, hãy gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần có chuyên môn về điều trị SAD.
Chi trả cho điều trị
Bảo hiểm sức khỏe tư nhân và Medicare có thể chi trả một vài dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, và Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act, ACA) đã gia tăng phạm vi bảo hiểm cho các phúc lợi về sức khỏe tâm thần. Chính sách khác biệt rất lớn, nên tốt nhất là gọi trực tiếp cho chuyên gia sức khỏe tâm thần để biết liệu họ có chấp nhận chi trả bảo hiểm của bạn không. Nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm sức khỏe sẽ thường liệt kê những chuyên gia sức khỏe tâm thần trong cùng tài liệu bảo hiểm mà liệt kê những bác sĩ y khoa có trong kế hoạch bảo hiểm sức khỏe. Người có Medicare sẽ có quyển sách nhỏ tiêu đề, “Medicare và Phúc lợi Sức khỏe Tâm thần của Bạn” một nguồn thông tin hữu ích. Xem phần Nguồn lực của tài liệu này để biết cách có được một bản của quyển sách này.
“Dịch vụ được bảo hiểm” của kế hoạch bảo hiểm sẽ nêu cụ thể phạm vi bảo hiểm sức khỏe tâm thần cho chăm sóc bệnh nhân nội trú (bệnh viện, trung tâm điều trị) và ngoại trú (phòng khám chuyên gia), bao nhiêu lần khám được chi trả, và tỷ lệ hoàn trả. Người chăm sóc có việc làm còn có thể tiếp cận Chương trình Hỗ trợ Nhân viên, với những chuyên gia được cấp phép (thường là chuyên gia tâm lý hoặc nhân viên công tác xã hội) để có các buổi được bảo mật để thảo luận những vấn đề riêng tư hoặc công việc.
Những chuyên gia không chấp nhận bảo hiểm được gọi là “người cung cấp dịch vụ nằm ngoài mạng lưới,” và họ có thể đưa cho bạn hóa đơn để bạn có thể nộp cho bên bảo hiểm của bạn để được hoàn trả một phần. Hãy kiểm tra với chuyên gia xem liệu có lựa chọn này không. Nếu có, bạn sẽ phải liên hệ với công ty bảo hiểm của mình để đảm bảo rằng họ sẽ gánh vác một phần chi phí. Họ có thể yêu cầu bạn phải đạt một khoản khấu trừ trước khi họ bắt đầu chi trả.
Người chăm sóc không có bảo hiểm sức khỏe hoặc người tự chi trả bằng tiền túi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ thấy rằng chi phí sẽ thay đổi tùy theo chuyên gia và vùng miền, với những bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý sẽ tính giá ở mức cao hơn trên thang giá, và những nhà trị liệu và nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ ở mức giá vừa phải hơn. Một vài chuyên gia sẽ cung cấp một thang giá dao động, nghĩa là họ có thể điều chỉnh chi phí của mình xuống để đáp ứng nhu cầu của bạn. Cũng có thể có những phòng khám giá thấp có mức giá thấp cố định hoặc sẽ tính phí dựa trên khả năng chi trả của bạn. Ở những địa điểm như thế này, bạn sẽ thường được một nhân viên sức khỏe tâm thần thực tập khám với sự giám sát của một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần có giấy phép. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy tìm hiểu xem chi phí là bao nhiêu trước để tránh bất cứ hiểu nhầm nào sau đó.
Chiến thuật để giúp bản thân
Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Rất quan trọng để nhận ra rằng những quan điểm tiêu cực này là một phần của trầm cảm và có thể không phản ánh chính xác hoàn cảnh. Sau đây là những hướng dẫn theo các khuyến cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia để đối phó với trầm cảm. Đặt ra những mục tiêu thực tế có cân nhắc đến bệnh trầm cảm. Bạn có thể không thể hoàn thành được nhiều như là bạn đã quen trước đây khi bạn còn khỏe mạnh.
Hãy phân những tác vụ lớn thành những công việc nhỏ hơn, đặt ra một vài ưu tiên, và làm những gì trong khả năng.Cố gắng dành thời gian với người khác và tâm sự với ai đó bạn biết và tin tưởng; điều này tốt hơn là phải chịu đựng một mình.Tham gia vào những hoạt động làm bạn cảm thấy tốt hơn, như là tập thể dục, đi xem phim hoặc một trận đấu bóng, hoặc tham gia một sự kiện tôn giáo, xã hội, hoặc cộng đồng.Mong đợi rằng tâm trạng của bạn sẽ cải thiện từ từ, chứ không phải ngay lập tức. Cần thời gian để cảm thấy tốt hơn.Nên trì hoãn những quyết định quan trọng cho đến khi bệnh trầm cảm đã bớt. Trước khi quyết định đưa ra một sự chuyển tiếp to lớn—đổi việc, kết hôn hoặc ly dị—hãy thảo luận với những người khác biết rõ về bạn và có thể đưa ra một góc nhìn khác cho tình huống của bạn.Người ta hiếm khi “nhanh chóng vượt qua” trầm cảm. Người nào mong đợi bạn như thế đã có sự hiểu biết sai lầm về bệnh tình của bạn.Hãy nhớ, suy nghĩ tích cực và thực hành những cách đối phó mới sẽ thay thế suy nghĩ tiêu cực mà là một phần của bệnh trầm cảm. Suy nghĩ tiêu cực sẽ giảm bớt khi bệnh trầm cảm của bạn đáp ứng với điều trị.Hãy nói “có” với những lời đề nghị giúp đỡ và can thiệp của gia đình và bạn bè mà bạn biết và tin tưởng.Việc hỗ trợ trực tiếp trong việc chăm sóc người thân của bạn, như là chăm sóc hộ để cho bạn nghỉ ngơi, cũng như là phản hồi tích cực từ những người khác, độc thoại tích cực, và các hoạt động giải trí được liên kết với mức độ trầm cảm thấp hơn. Hãy tìm kiếm những lớp học và nhóm hỗ trợ thông qua các tổ chức hỗ trợ người chăm sóc để giúp bạn học hỏi và thực tập những chiến thuật giải quyết vấn đề và đối phó hiệu quả cần thiết cho công việc chăm sóc. Vì sức khỏe của bạn và những người xung quanh bạn, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân.
Nguồn lực
Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia) (415) 434-3388| (800) 445-8106 Trang web:www.caregiver.org E-mail:info
Màu sắc mỗi người thích thường không giống nhau, mà mỗi màu sắc thì biểu hiện cho một khía cạnh trong tính cách con người. Vậy nên, có thể nói rằng màu sắc cũng nói lên một phần nào đó tính cách con người bạn.
1. Màu đen
Là một màu sắc cơ bản, đầy ấn tượng. Một màu, thường được những người nổi tiếng lựa chọn cho bộ trang phục hay những chiếc xe yêu quý của mình. Màu đen thể hiện sự huyền bí đầy ma mị cho những người phụ nữ và sự lịch lãm, sang trọng đầy quý phái cho các quý ông. Nó là màu sắc của sự chi tiết.

Về cuộc sống và công việc:
Người thích màu đen thường muốn mọi thứ được thực hiện một cách tỉ mỉ. Họ thường thận trọng và muốn mình là người kết thúc công việc cuối cùng để kiểm tra những giai đoạn trước của công việc. Họ là người giải quyết công việc một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, họ không hợp để làm lãnh đạo bởi vì họ thường không thể tự quyết mà cần có người chỉ ra hướng cho họ phải làm. Họ thường được người khác nhân xét là khá kĩ tính, họ luôn làm việc một cách cặn kẽ nhất. họ hay tìm kiếm những lỗi lầm của người khác, chỉ ra cho họ thấy và đôi khi, họ còn giúp bạn sửa chữa những lỗi lầm đó. Họ là những người sống nội tâm, ít chia sẻ cảm xúc của mình cho người khác biết. người thích màu này thường cố tạo ra khoảng cách với người đối diện để ẩn mình. Họ không muốn để người khác hiểu hết được nội tâm sâu kín bên trong con người mình.
Về nghề nghiệp:
Họ thích hợp làm bên ngành thống kê, kế toán, những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.
Về tình yêu:
Họ dễ mắc stress trong chuyện tình cảm. người thích màu đen thường chọn lối yêu thật trầm lặng và dành tặng cho đối phương của mình cũng bằng chính cái tĩnh lặng, yên lành đó. Họ chẳng mấy khi cố tỏ ra thật náo nhiệt, mặn nồng trước mặt người khác. Nhưng bù lại, họ là người có tư tưởng khá là “cổ hủ”vì họ luôn muốn chiếm hữu trong tình yêu và luôn muốn là người “lớn hơn”.
2. Màu đỏ
Một chiếc áo đỏ ngơ ngác giữa phố phường cũng khiến bạn ngẩn ngơ đứng nhìn theo. Màu đỏ, màu của biểu tượng máu, màu của lửa, của nhiệt huyết tràn đầy.

Về cuộc sống và công việc:
Màu đỏ nói lên sự đam mê, lửa đỏ tràn đầy trong con người họ. người thích màu đỏ khá là mạnh mẽ, họ luôn muốn "quậy tung" mọi chỗ họ đến để truyền lửa của họ cho không khí ở đó. Màu đỏ cũng là biểu tượng cho sự nồng nàn, quyến rũ và thu hút, vậy nên những người thích màu đỏ luôn cuốn hút người đối diện mình bằng sự duyên dáng, quyến rũ, khó rời mắt được. Sự mê đắm tạo nên từ màu đỏ chứng minh rằng những chủ nhân của màu sắc này là người khá tự tin, mạnh mẽ, đầy quả quyết. Họ biết vận dụng những năng lực của bản thân và tận dụng sự giúp đỡ của người khác để đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, sự tự tin của họ khiến họ đôi lúc mất kiên nhẫn và dễ dàng nổi cáu nhưng mà thường họ chẳng mấy khi để bụng ai điều gì. Thiên hướng của họ biểu hiện ra bên ngoài thể hiện tính hướng ngoại và biểu cảm. tuýp người thích màu đỏ thích quyền lực và luôn muốn được nắm trong tay quyền kiểm soát, chỉ đạo. Tuy nhiên, họ cũng biết cách sống vì bản thân mà không quá đề cao mình hay tự cho mình làm trung tâm mọi chuyện. Họ luôn sống và cháy hết mình với đam mê, bản thân họ tràn trề năng lượng nên không thể đòi hỏi một người thích màu đỏ sự điềm đạm hay chín chắn như số tuổi họ có. Họ luôn có tư tưởng thích nổi loạn đấy.
Về nghề nghiệp:
Người thích màu đỏ thích hợp với hầu hết các nghề vì họ luôn có tính tò mò và tự chủ trong công việc.
Về tình yêu:
Người thích màu đỏ thường khéo léo và biết cách chinh phục đối phương. Không giống màu đen, họ muốn tình yêu của mình lúc nào cũng phải sôi động, họ không muốn nó quá bình yên, bình lặng.
Lúc nào họ cũng nghĩ ra khá nhiều cách để thử thách tình yêu của mình.
3. Màu vàng
Màu vàng là màu của sự quý phái, sang trọng, là màu của giàu sang và phú quý. Nó tượng trưng cho sự thanh thản, bình tâm.

Về cuộc sống và công việc:
Người thích màu vàng bẩm sinh đã là những kẻ tính toán, có đầu óc kinh doanh. Họ rất giàu kiến thức và họ rất thành công trên con đường học tập dù con đường đó phải trải qua gian nan, thử thách và vất vả. Phong cách sống và làm việc của họ đó là lập kế hoạch khoa học và thực hiện mọi thứ theo kế hoạch. Họ là những nhà lãnh đạo thiên bẩm, luôn sắp xếp mọi suy nghĩ trong đầu một cách hợp lí, trật tự và khuôn khổ. Trò chơi ưa thích là các môn thể thao như cờ vua, cờ tướng, … Họ là người khá bướng bỉnh trong mọi chuyện nhưng cũng khá mạnh mẽ. họ luôn tranh cãi khá kịch liệt khi tranh luận vì họ cho rằng họ luôn đúng, những quyết định của họ là những quyết định chuẩn xác nhất.
Tính cách của họ, bạn có thể thấy rõ, đó là sự giản dị, mềm dẻo và thông minh trong công việc và giao tiếp. đó là một trong những phần giúp họ có được những thành công trong cuộc sống. Họ cũng là một con người năng động nhưng cũng khá cẩn trọng, khôn ngoan và biết xem xét tới mọi khía cạnh của vấn đề để có những quyết định đúng và chuẩn xác nhất. Họ không muốn người khác phải trông thấy mình nếu họ trong tình trạng không được ổn, mệt mỏi hay đang phải chịu những tổn thương. Họ chỉ muốn mình xuất hiện trong diện mạo hoàn hảo nhất dù là ngoại hình hay tinh thần bên trong.
Về bạn bè, họ không kết giao quá rộng, họ không có quá nhiều bạn bè nhưng thay vào đó, những người bạn họ có đều là những người bạn thực sự có cùng đam mê và chí hướng với họ.
Về nghề nghiệp:
Họ thích hợp để làm những nghề kinh doanh bởi vì họ bẩm sinh đã có khả năng lãnh đạo và quản lý tài chính mà.
Về tình yêu:
Người thích màu vàng có xu hướng yêu rất mãnh liệt. họ luôn muốn lấn át đối phương khi yêu, muốn được có quyền lựa chọn và quyết định. Vì vậy, nếu là người con trai, họ thường khá gia trưởng.
4. Màu xanh dương
Đây là màu của cảm xúc, nhạy cảm

Về cuộc sống và công việc:
Người thích màu xanh dương thường hành động dựa theo cảm tính của mình. Họ sống hướng nội, không thích chia sẻ những cảm xúc của mình cho người khác. Họ là người có thể ngồi hàng giờ để nghe người khác nói về họ, tâm sự với họ nhưng họ lại không thích để người khác biết được những cảm xúc của mình. Họ cũng dễ bị ảnh hưởng hay dao động bởi những ý kiến hay hành động của người khác.
Họ thường đưa ra quyết định của mình dựa trên cảm xúc họ có. Họ có tính cách khá ôn hòa, hiền lành và đôn hậu nhưng cũng thường bị động bởi suy nghĩ của người khác, phụ thuộc vào người khác. Họ cũng rất dễ xúc động, khá nhạy cảm nên dễ cảm thấy bị tổn thương, lạc long và bơ vơ. Họ cũng biết cách đánh giá con người thông qua trực giác nhạy cảm của mình nhưng họ lại thường bị stress nặng do phải che giấu quá nhiều thứ trong lòng.
Về tình yêu:
Vì họ là những người mang đầy sự nhạy cảm nên khi yêu họ cũng rất tinh tế để nhận ra những cảm xúc của đối phương. Họ là mẫu người yêu tuyệt vời. Tuy nhiên, họ thường không biểu lộ hết được những ưu điểm của mình do họ luôn có cảm giác không an toàn trong lòng.
Chàng trai màu xanh biển thường là người nhẹ nhàng, biết hy sinh. Cô gái màu xanh biển luôn sống hết mình, yêu hết mình. Nếu hai người màu xanh biển yêu nhau, tình yêu của họ sẽ như thủy triều vậy, luôn ào ạt và mạnh mẽ.
5. Màu tím
Nếu bạn là người thích màu tím thì chắc hẳn bạn sẽ có những đặc điểm sau:

Về cuộc sống và công việc:
Là một màu sắc mang tính tâm linh, người thích màu tím thường có tính tự tôn khá cao. Họ sông rất tình cảm và còn rất tốt bụng nữa. Họ luôn luôn nỗ lực để có được vị trí tốt hơn nữa và có được sự coi trọng của người khác. Người yêu màu tím là người sáng tạo, hiểu biết và bí ẩn. Họ luôn làm theo trực giác của mình, và điều này rất ít khi làm họ sai lầm. Người thích màu tím thường tự chiến đấu với mình, tự tiến lên với mục tiêu lớn, cố gắng để đạt được sự hoàn hảo nhất. họ luôn học tập thật cần mẫn để khám phá thế giới, khám phá bản thân mình.
Về tính cách của họ, họ là người có nội tâm phức tạp, luôn cố gắng che giấu cảm xúc của bản thân. Họ có xu hướng chỉ tin tưởng bản thân mình, khép kín bản thân khi chưa thực sự thân thiết với nhau. Nhược điểm của những người này là họ thường phải chật vật đấu tranh và thậm chí là luôn phê phán chính mình để đạt được những thành quả tốt nhất.
Về tình yêu:
Người thích màu tím thường rất thủy chung, chẳng thế mà người ta luôn nói màu tím là màu của sự chung thủy và bền bỉ đợi chờ. Nhưng người thích màu tím thường nhìn lại quá khứ nên điều đó cũng rất hay làm tổn thương những người yêu thương họ. Một chàng trai thích màu tím, chàng trai đó hẳn luôn là người sòng phẳng trong mội chuyện, một cô gái yêu màu tím thì luôn muốn sáng tạo trong tình yêu hai người.
6. Màu hồng
Màu hồng, đó là màu sắc của sự mơ mộng, bay bổng và lãng mạn. Màu hồng tượng trưng cho cuộc sống viên mãn, hạnh phúc tràn đầy tốt đẹp.

Về cuộc sống và công việc
Người thích màu hồng luôn có hướng nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Họ luôn luôn vui vẻ, lạc quan, lãng mạn theo một cách tự nhiên nhất. Họ luôn tìm kiếm những niềm vui, niềm hạnh phúc, may mắn trong những thời điểm dù là khó khăn nhất. Kể cả trong những nỗi đau khổ, họ cũng không tuyệt vọng, không ngừng tìm kiếm, luôn tự tạo cho mình lăng kính tuyệt đẹp để nhìn ra thế giới. Họ cũng là tuýp người thông minh, chăm chỉ và biết sống vì người khác. Người thích màu hồng, khi tiếp xúc với bất cứ ai, bấy cứ điều gì, cũng truyền cho những người đối diện những cảm xúc tốt đẹp nhất, hoặc sẽ bù đắp cho người đối diện những gì mà họ còn thiếu.
Trong công việc, họ luôn tự tìm ra cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất cho riêng mình bằng những cách không ồn ào nhất. Thê nên, việc họ bị đáng giá là khá chậm so với mọi người không có gì là lạ, họ chỉ muốn mọi thứ theo cách hoàn hảo nhất mà thôi. Nhưng trên thực tế, vì đôi khi lạc quan thái quá nên họ chưa thực hiện được hoàn hảo mọi thứ. Họ cũng khá nhút nhát khi giao tiếp nhưng cũng khá nhạy bén khi tiếp cận đối phương.
Về tình yêu:
Tình yêu của họ thường lãng mạn, hòa bình, ít xảy ra cãi vã. Vì những người thích màu hồng luôn luôn làm người mình yêu hài lòng và làm dịu mọi xung đột giữa 2 người. Nhưng người thích màu hồng thì thường gây nên rắc rối vì việc giữ bí mật qua nhiều. những anh chàng thích màu hồng thường là những tay cua gái siêu hạng.
7. Màu trắng
Là màu của sự tinh khiết, tinh khôi, chẳng thế mà các cô dâu thường chọn cho mình bộ váy trong ngày trọng đại màu trắng tinh khiết ấy..
Về cuộc sống và công việc

Cảm tưởng đầu tiên khi gặp những người này là sự trong lành, thuần khiết, tinh tế, nhẹ nhàng cho người đối diện.
Người thích màu trắng khá nhút nhát, nhưng họ cũng rất thẳng thắng đấy và họ luôn giữ thái độ ôn hòa trong mọi chuyện, không tham gia vào các cuộc cãi vã. Người thích màu trắng rất tinh khiết, họ chờ đợi sự chủ động của người khác, bởi vì họ khá cẩn trọng trong việc tạo lập những mối quan hệ giao tiếp. Họ khiến đối phương phải chú ý tới mình từ đó quan tâm mình nhiều hơn. Họ như một sinh vật mỏng manh, yếu đuối cần được bao bọc chở che. Tuýp người này cũng thường đề cao ý kiến của bản thân, luôn cho mình là đúng, đặt niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình.
Về tình yêu:
Họ là những người e dè trong chuyện tình cảm. họ cũng rất ngây thơ, hiền lành và chẳng thực tế chút nào đâu. Nếu bạn thực sự yêu một người thích màu trắng, bạn cần phải luôn nhẹ nhàng, tình cảm và đôi khi chịu thiệt một chút nhé, vì họ luôn bảo vệ ý kiến của mình mà. Họ cũng thường đặt ra cho người yêu những định mức nên cũng hay hụt hẫng khi người yêu không được như thế. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì họ là những người cực kì chân thành nhé!
8. Màu xanh lá cây
Nhìn vào màu này, hẳn bạn sẽ cảm nhận được một sự tươi mát, bình yên đến lạ lùng đúng không?

Về cuộc sống và công việc:
Là màu sắc tượng trưng cho sự sống, người thích màu này thường rất thoải mái, hòa đồng, khiến mọi người xung quanh cảm thấy thật dễ chịu. Họ luôn mong muốn được giúp đỡ mọi người, giỏi lắng nghe và biết giữ bí mật cho người khác. Điều đó khiến họ vui tươi và thật hạnh phúc. Tuýp người này không ưa mạo hiểm bản thân trong những việc kinh doanh. Họ thích những việc mang đến cho người khác sự vui vẻ, giúp đỡ người khác. Họ rất được mọi người tin tưởng và yêu quý bởi chính sự chân tình của họ. Họ luôn cố dành thời gian quan tâm tới tất cả mọi người, đồng thời đóng vai trò là vị quan tòa tuyệt vời trong mọi cuộc cãi vã. Tóm lại, đó là một người bạn hoàn hảo.
Về nghề nghiệp:
Họ thích hợp làm những nghề liên quan đến cộng đồng, lĩnh vực y tế, chăm sóc cộng đồng và từ thiện...
Về tình yêu:
Họ là người ngây thơ trong chuyện tình cảm. tình yêu của họ giản đơn, bình yên. Họ không hay đòi hỏi nhiều từ người mình yêu, cũng không hay bắt bẻ những lỗi lầm. nhưng bạn lại là người thụ động trong tình yêu. Một cô gái xanh lá cây luôn nồng nhiệt, lúc nào cũng như yêu lần đầu. Còn một chàng trai xanh lá cây thường nói chuyện rất có duyên, tuy đôi khi có vẻ hơi lập dị. Tình yêu của những người xanh lá cây thường êm dịu, nhưng hơi kém sôi nổi. Nếu bạn yêu một người xanh lá cây, bạn không bao giờ phải lo về sự thiếu chung thuỷ.
9. Màu cam
Là màu của thiên nhiên, rực rỡ.

Về cuộc sống và công việc:
Màu cam là sắc màu của tự nhiên, và do đó những người ưa màu này, về bản chất đã là những hướng ngoại, ưa hòa mình vào thế giới xung quanh để cảm nhận và khám phá. Họ thường hào phóng, hào hiệp. Người thích màu cam rất yêu thiên nhiên.
Chính vì vậy, họ thích những hoạt động thể thao ngoài trời, đi du lịch bụi... Họ thích nuôi và chăm sóc thú cưng. Mặc dù họ khá bốc đồng, nhưng người thích màu cam lại rất chu đáo. Họ nhận thức được những gì mình đang làm, học tập và ghi nhớ những kinh nghiệm tích lũy được. Những người ưa màu cam đặc biệt thích động vật, du lịch và… làm nông nghiệp. Ngoài ra, người ưa màu cam không phải tuýp người có thể thù giận lâu, họ dễ dàng tha thứ nếu bạn biết nhận lỗi. Họ còn sẵn sàng chìa tay ra giúp bạn, nếu bạn gặp khó khăn và cần đến sự giúp đỡ. Họ đặt nhiều niềm tin vào những điều thần bí và cho rằng, đó là nguồn may mắn cho cuộc sống của chính mình.
Xem thêm:
Về tình yêu
Tình yêu của họ ít được ổn định, họ có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, khiến cho tình cảm, tình yêu hiện tại của họ bị tổn thương. Cá tính của họ luôn xuề xòa nên có thể bạn chẳng cảm thấy quá mệt mỏi như nó vốn có.