Kinh tế là nhóm ngành có tỷ lệ cạnh tranh thuộc TOP đầu trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều thí sinh mơ hồ chưa rõ ngành kinh tế là gì, ngành kinh tế gồm những ngành nào và cụ thể học ngành kinh tế học gì, dẫn tới việc chọn chuyên ngành theo cảm tính. Hãy cùng Blog.Top
CV
khám phá tổng quan về ngành kinh tế là gì và trong ngành kinh tế học trường nào tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!


Giải đáp một số câu hỏi tuyển sinh ngành Kinh tếNgành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
Ngành kinh tế học trường nào tốt nhất?

Ngành Kinh tế là gì? Ngành kinh tế học gì?

Ngành kinh tế là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá thể: người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp,… với nhau trong một nước và giữa các nước với nhau. Do đó, kinh tế là một ngành học rất rộng gồm nhiều lĩnh vực, cũng như có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học,…

Trên thực tế, dù không học ngành kinh tế thì người lao động trên các ngành nghề sản xuất, kỹ thuật,… cũng là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và cũng đang gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó nếu bạn học Đại học các ngành kỹ thuật, công nghiệp, y dược,… vẫn có thể làm những nghề nghiệp có liên quan đến kinh doanh mà không nhất thiết phải tốt nghiệp khoa Kinh tế

Ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế thi khối nào?

Giải đáp một số câu hỏi tuyển sinh ngành Kinh tế

Ngành kinh tế thi khối nào?

Ngành kinh tế có chỉ tiêu tuyển sinh tại hầu hết các khối ngành, tổ hợp xét tuyển, chủ yếu là các tổ hợp khối A (A00, A01) và các tổ hợp xét tuyển khối D, một số tổ hợp xét tuyển khối C có Toán hoặc Tiếng Anh cũng được các trường chọn lựa. Nhìn chung, cơ hội thi ngành Kinh tế

Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?

Kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn và không chỉ giới hạn trong hoạt động trao đổi, buôn bán mà kinh tế hiện nay đã mở rộng ra trên rất nhiều ngành khác nhau. Bạn có thể tham khảo các nhóm ngành kinh tế cơ bản dưới đây:

Ngành Kinh tế học

Ngành học cơ bản nhất của Kinh tế – Kinh tế học – là ngành học chung những kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Tùy theo đinh hướng nghiên cứu mà bạn có thể chọn nghiên cứu chuyên sâu về Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học tài chính, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư,…

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng luôn nằm trong TOP những ngành kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại các trường Đại học TOP đầu. Ngoài những kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các định chế tài chính, trong khối ngành Tài chính Ngân hàng bạn sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về những chuyên ngành như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Phân tích và đầu tư tài chính,… hay một số ngành mới bao gồm Công nghệ tài chính, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính,…

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán – Kiểm toán cũng là một trong những ngành học thuộc khôi Kinh tế có điểm chuẩn cao. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới bộ phận Kế toán, do đó đây được coi là chuyên ngành học có tính “ổn định” trong ngành kinh tế.

Ngành Kinh tế Đối ngoại – Kinh doanh Quốc tế – Logistics

Xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của bất cứ một nền kinh tế nào, đặc biệt trong xu hướng hội nhập như hiện nay. Do đó, các ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu như Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng,… luôn có điểm chuẩn cao, tỉ lệ cạnh tranh gắt gao

Ngành kinh tế là gì? Trong ngành kinh tế học gì tốt nhất?Ngành Marketing và Quan hệ công chúng

Tiếp thị là một khâu quan trọng trong vận hành kinh doanh và hiện nay quản trị Marketing đã trở thành một trong những “vũ khí” quan trọng để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tìm được chỗ đứng trong thị trường khốc liệt và thu hút khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing xu hướng tăng mỗi năm, bởi ngày càng nhiều donah nghiệp hiểu tầm quan trọng của bộ phận Marketing và sẵn sàng chi ngân sách lớn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu (branding)

Một số ngành Quản trị và Quản lý

Bao gồm các ngành: Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý dự án, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị điều hành thông minh, Quản trị chất lượng và Đổi mới, Quản trị nguồn nhân lực,…

Ngành Toán ứng dụng Kinh tế và Công nghệ thông tin trong Kinh tế

Bao gồm các ngành: Toán ứng dụng kinh tế, Thống kê kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Phân tích kinh doanh (định hướng Business Ananlyst). Đặc biệt, với xu hướng ứng dụng Big data vào kinh tế, ngành học Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanhđang là một ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ và muốn làm việc trong ngành kinh tế.

Một số ngành kinh tế khác

Kinh tế ngày càng tăng trường dẫn tới các nảy sinh các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sự chuyên môn hóa. Theo đó, các ngành học kinh tế mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bạn có thể tham khảo một số ngành học HOT bao gồm: Thương mại điện tử, Bất động sản, Bảo hiểm – Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro,…

Ngành kinh tế học gì dễ xin việc lương cao?

Tùy theo năng lực và sở thích cá nhân mà mỗi cá nhân sẽ phù hợp với một vài nhóm ngành khác nhau, do đó không thể có câu trả lời chung cho tất cả mọi người khi hỏi kinh tế học gì tốt nhất. Bên cạnh đó, để có thể đjat được mức lương cao sau khi ra trường trong ngành kinh tế học gì không quan trọng bằng việc có năng lực, có khả năng ngoại ngữ và liên tục học hỏi để update kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kiến thức về thị trường kinh doanh, nhạy bén nắm bắt xu hướng mới để đón đầu các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Ngành kinh tế học trường nào tốt nhất?

TOP các trường kinh tế tại miền Bắc

Tại miền Bắc có rất nhiều trường Đại học TOP đầu cả nước về kinh tế, mỗi trường lại có thế mạnh về một số lĩnh vực khác nhau bao gồm

Đại học Kinh tế Quốc dân: NEU là trường Đại học TOP đầu cả nước về Kinh tế với hàng chục khối ngành kinh tế. Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU – CS1), Đại học Ngoại thương CS3 (Quảng Ninh):Cùng với Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Ngoại thương cũng nằm trong nhóm những trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế có điểm đầu vào cao nhất cả nước Thế mạnh của trường là nhóm ngành Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tếHọc viện Tài chính – AOF (trực thuộc Bộ Tài chính), đây cũng là một trong những trường Đại học TOP đầu với thế mạnh là các ngành Tài chính Doanh nghiệp, Kế toán – Kiểm toán, Thuế và Hải quan,… Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội,… cũng là một số trường Đại học thuộc nhóm những trường TOP đầu về kinh tế tại miền Bắc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khoa Kinh tế tại một số trường Đại học, Cao đẳng như Học viện Ngoại giao, Học viện Chính sách và phát triển (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Thủy lợi, Đại học Lao động và Xã hội, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,…

TOP các trường kinh tế tại miền Nam

Tại miền Nam, danh sách các trường TOP đầu về Kinh tế bao gồm:

Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh (UEH)Đại học
Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)Trường Đại học Kinh tế– Luật (UEL)Đại học
Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCOU)Đại học Kinh tế– Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)Đại học Tài chính – Marketing
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Kinh tế hiện nay

Nhiều người lo ngại rằng số sinh viên ngành kinh tế đang dư thừa quá nhiều so với nhu cầu và có xu hướng bão hòa trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên trên thực tế thị trường tuyển dụng nhân sự ngành kinh tế vẫn rất cao, các doanh nghiệp vẫn “khát” nhân sự có trình độ. Do đó cơ hội nghề nghiệp khi học ngành kinh tế vẫn rất rộng mở, miễn là người lao động đáp ứng được yêu cầu về trình độ và kỹ năng công việc. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ cùng những kỹ năng mềm khác cũng là yếu tố giúp người lao động cạnh tranh khi ứng tuyển.

Bạn đang xem: Chuyên ngành kinh tế là gì

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu Ngành kinh tế là gì? Muốn theo kinh tế học trường nào tốt nhất?bạn đã có thêm kinh nghiệm để chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tìm kiếmviệc làmthì hãy lựa chọn
Top
CVđể tìm việc. Truy cập Top
CV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí
HOT nhất nhé!

Trong quá trình định hướng ngành chuẩn bị cho hồ sơ du học, bạn có thể bị choáng ngợp bởi sự đa da dạng của các chuyên ngành học (majors). Nếu bạn đang có dự định học Kinh tế nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về những gì sẽ được nghiên cứu cũng như cơ hội việc làm của ngành này, thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy!

*


1. Ngành Kinh tế học là gì?

 Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm của nó. 

Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

*

2. Các khoá học phổ biến trong chuyên ngành Kinh tế học

Các khoá học cơ bản đầu tiên dành cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế giới thiệu nguyên lý của Kinh tế vi mô và vĩ mô. Các khóa học về nguyên lý bao gồm các khái niệm như mô hình kinh tế cơ bản, kết quả thị trường và chính sách tài chính và tiền tệ.

Nhiều trường cho phép sinh viên bỏ qua các lớp học cơ bản ấy với điều kiện sinh viên có các chứng chỉ như AP Kinh tế hay Tú tài Quốc tế. Sau khi học xong lớp cơ bản, sinh viên có thể đăng ký các khóa học nâng cao về các chủ đề cụ thể hơn, như Kinh tế Lao động, Thương mại quốc tế và Lý thuyết trò chơi (Game theory).

Các khoá học trong chuyên ngành có thể thay đổi tùy theo ngành học sinh viên lựa chọn; ví dụ như một số trường yêu cầu sinh viên Kinh tế phát triển sâu hơn về kỹ năng định lượng.

*

3. Làm sao để biết liệu bạn có thích hợp với chuyên ngành Kinh tế học hay không?

Học kinh tế có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn nếu bạn muốn sử dụng lý luận phân tích để nghiên cứu hành vi của khách hàng, các vấn đề chính sách hoặc thực tiễn kinh doanh. Kỹ năng tư duy phản biện mà bằng kinh tế có thể giúp bạn phát triển rất hữu ích trong nhiều lĩnh vực.

Mặc dù nghiên cứu Kinh tế bổ trợ rất nhiều cho sinh viên muốn học sâu về Kinh doanh sau đại học, ngành học này cũng có thể phù hợp với những sinh viên quan tâm đến Luật, Y học, Chính phủ. Nếu bạn có kỹ năng lập luận logic mạnh, hay coi mình là một người giải quyết vấn đề tốt hoặc từng suy nghĩ về cách thế giới có thể vận hành hiệu quả hơn, bạn có thể cân nhắc theo đuổi chuyên ngành Kinh tế.

 

4. Làm gì với tấm bằng Kinh tế đây?

*

Nếu bạn muốn giúp các doanh nghiệp và tổ chức giải quyết các tranh chấp pháp lý, bạn có thể cân nhắc trở thành cố vấn kinh tế. Nếu bạn bị cuốn hút bởi phân tích rủi ro, với nền tảng đại học về kinh tế, bạn có thể theo học cao học.

Các công việc trợ lý nghiên cứu cũng dành cho sinh viên mới tốt nghiệp, đặc biệt là những sinh viên muốn lấy bằng Tiến sĩ kinh tế.

Hơn nữa, với tấm bằng Đại học ngành Kinh tế, sinh viên chuyên ngành này cũng có thể đăng ký học tiếp vào trường Y, trường Luật, hoặc trường Kinh doanh.

Xem thêm: Chiến tranh thế giới thứ 2 lịch sử 11 violet, top 19 mới nhất 2022

*

 

DU HỌC ETEST là đơn vị chuyên tư vấn và xây dựng lộ trình toàn diện cho học sinh săn học bổng – du học vào các trường Đại học hàng đầu Mỹ, Canada, Úc.

► Tham khảo thành tích học bổng du học của ETEST tại ĐÂY