Con lớn ăn con bé, con bé ăn con bé hơn, thậm chí con bé hơn cũng ăn... vậy đó, bạn hiểu ý mà, đúng không? Và ở đáy của chuỗi thức ăn là những loài cây có vẻ chỉ cần sinh tồn bằng nước và ánh mặt trời. 


Nhưng thiên nhiên chưa bao giờ đơn giản. Bởi vì giữa những tán lá yên bình đầy vẻ vô hại đó là cả sự dịch chuyển của các loài ăn thịt, chúng không chỉ ăn thịt (để có được chất dinh dưỡng cần thiết không có được từ đất), mà còn sử dụng những phương tiện săn mồi quỷ quyệt và sáng tạo để gài bẫy con mồi.

Bạn đang xem: 6 cây cảnh mê ăn thịt, người người ưa thích, có cây nhìn mong manh, tuyệt đẹp


Có lẽ loài cây nổi tiếng nhất trong nhóm cây ăn thịt, cây ăn thịt côn trùng đầy tính biểu tượng này thuộc chi gọng vó và thành thục hơn bạn tưởng rất nhiều. 


Lá của cây này có phần đóng mở như bộ hàm có có bản lề, vòng quanh là những chiếc "răng" gai nhọn quanh rìa lá, cùng với nhiều sợi lông cực kỳ nhạy cảm. Khi một con côn trùng đậu xuống và chạm vào những sợi lông này, cái bẫy sẽ đóng lại. 


Con mồi quằn quại giãy giụa kích thích cây tiết ra các enzyme để tiêu hóa con côn trùng trong vài ngày. 


Loài cây này có cấu trúc tinh tế đến mức nó có thể xác định những kích thích không phải là con mồi, ví dụ như hạt mưa rơi.


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Loài cây bẫy ruồi có cấu trúc tinh tế đến mức nó có thể xác định những kích thích không phải là con mồi, ví dụ như hạt mưa rơi


Họ hàng nhà cây ăn thịt còn có cây nắp ấm - vì hình dạng của chúng - sử dụng những chiếc lá được điều chỉnh thành cấu trúc hình ống để lừa côn trùng vào, sau đó bẫy chúng và ăn thịt. 


Cây nắp ấm vàng có ở miền nam nước Mỹ, loài cây này là ví dụ điển hình cực kỳ ấn tượng của loài cây ăn thịt, và có thể mọc cao đến một mét. 


Côn trùng bị quyến rũ vì màu sắc rực rỡ, và vì mật hoa của cây có chất độc khiến côn trùng tê liệt. Thành ống của hoa có sáp, khiến côn trùng sẽ trượt xuống đáy ống, nơi dịch tiêu hóa sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng.


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Côn trùng bị quyến rũ vì màu sắc rực rỡ của cây và vì mật hoa, thứ cũng chứa chất độc khiến chúng tê liệt


Thành viên này của chi nắp ấm còn được biết đến với tên gọi "chiếc cốc của khỉ", vì người ta từng thấy loài linh trưởng uống nước từ lá cây này khi khát. 


Loài cây chết người này có thể mọc dài đến sáu mét, có thể trữ đến ba lít nước, và hai lít rưỡi dung dịch tiêu hóa. Kích cỡ khổng lồ cho thấy loài cây này không chỉ ăn thịt các động vật không xương sống: như ếch nhái, thằn lằn, chim chóc và thậm chí chuột cũng bị lừa vào thân cây, và bị tiêu hóa bằng dịch axit. 


Loài cây này còn phát triển mối quan hệ cộng sinh khác thường với loài chuột chù núi. Chuột chù ăn mật hoa của cây và thải phân vào ấm cây, giúp cây này có được lượng nitrogen cần thiết.


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Loài cây chết chóc này có thể mọc cao đến 6m và có thể trữ ba lít nước cùng hai lít rưỡi dịch tiêu hóa


Trái ngược với cây rajah đầy quyền năng là loài cây gọng vó pulchella bé nhỏ, hay còn được gọi là cây gọng vó lùn, có mặt ở miền tây nam nước Úc. 


Loài cây này chỉ có rộng 15-20mm, nhưng chúng là loài cây ăn thịt hung hãn. Chúng dụ dỗ con mồi bằng cách tiết ra dịch chất có vị ngọt từ các đầu tua nằm cuối lá. Cách này sẽ khiến côn trùng bị dính vào rất nhanh trước khi các đầu tua co lại và phủ lên con côn trùng dịch nhầy. Sau đó con côn trùng sẽ dần bị tiêu hóa trong vài tuần. 


Loài cây này có mặt ở ao, hồ và suối, với các sợi lông tơ "kích thích" trên bề mặt bọng (là những túi rỗng nhỏ) sẽ bắt dính khi con mồi trôi qua. Tất cả hành động này chỉ diễn ra trong vài phần triệu giây - nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus. 


Có mặt ở miền đông nam Hoa Kỳ, cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn, đúng như tên gọi, là một trong những loài lớn nhất, với tua mọc dài đến hai mét. Trong thực tế, kích cỡ của cây này đe dọa các loài cây và côn trùng bản địa, vì loài cây ăn thịt xâm lấn này chiếm phần lớn diện tích mặt nước.


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn có thể bắt con mồi với tốc độ nhanh gấp 100 lần cây bắt ruồi Venus


Trong khi một số loài cây ăn thịt, như cây bắt ruồi Venus, trông có vẻ đáng sợ thì một số khác lại bẫy con mồi bằng vẻ ngoài vô hại. 


Có mặt ở tỉnh Western Cape ở Nam Phi, loài cây bụi có lá mảnh mai này có vẻ ngoài khiến người ta bị đánh lừa. Cây này còn được gọi là bụi cây bắt ruồi, vì nó có những "xúc tu" với chất nhầy dính để bắt con mồi. 


Nhưng loài cây này không ăn côn trùng. Thay vào đó, nó sẽ đợi loài bọ nhảy trên cây có tên là bọ sát thủ (Pameridea roridulae) đến ăn con mồi, và loài cây này sẽ tận hưởng chất dinh dưỡng có trong dịch chất mà loài bọ này làm rơi lại. 


Có mặt ở miền Tây Úc (cây này còn có tên gọi cây nắp ấm Tây Úc), cây nắp ấm Albany là một loài cây độc đáo trong số các cây ăn thịt. 


Đây là loài cây duy nhất trong giống cây bắt mồi nắp ấm (cephalotus), người ta cho rằng cây này là ví dụ điển hình của quá trình tiến hóa hội tụ, nghĩa là nó phát triển những đặc tính tương tự với các sinh vật khác mà không có liên hệ họ hàng gì. 


Trong thực tế, loài cây này có họ gần với bắp cải và hoa hồng hơn so với những cây nắp ấm khác. Nhưng cũng như chúng, cây nắp ấm này có lá dạng ống - hay còn gọi là "ấm" - với nắp đậy tránh mưa. Côn trùng bị lừa vào bên trong, vì màu sắc đỏ và trắng, nhưng những cái răng sắc nhọn như gai dọc viền ấm không cho chúng quay trở ra. Cuối cùng chúng trượt xuống đáy ấm, và sau đó bị tiêu hóa trong bể enzyme. 

Trông nó giống một cây dứa khổng lồ, cao trên 2,5m, tán phủ rộng 2 mét trên mặt đất. Nó có vô số những cái tua dài, to như cẳng tay người, xoắn xuýt, vươn lên cao.

Truyền thuyết

Lá của nó rộng, khum khum, ngoài rìa tua tủa răng cưa. Loài thực vật có vẻ ngoài hung dữ, xấu xí này là một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất của con người trong thế giới hoang dã. Nó là cây ăn thịt người.

Ít nhất theo một bài báo đăng trên tờ South Australian Register cách đây nhiều năm thì là như thế. Bài báo cho biết, cây ăn thịt người là một “đặc sản” của Madagascar và được người dân bộ tộc Mkodo ở đây tôn thờ như một linh vật. Họ thường tổ chức lễ hiến sinh cho cây với lễ vật là các thiếu nữ trẻ.


Khi bắt đầu buổi lễ, họ bị bắt uống thật nhiều nhựa cây. Sau đó, họ bị quẳng vào giữa bụi cây. Những chiếc lá chậm rãi vươn ra, phủ kín nạn nhân. Những chiếc tua dài gớm ghiếc xiết chặt lấy cô gái tội nghiệp. Càng dẫy dụa thì chúng càng xiết chặt. Một vài ngày sau, người ta sẽ chỉ còn thấy xương của nạn nhân vướng trong đám tua chằng chịt.

*
Tranh vẽ cây ăn thịt người của South Australian Register

Câu chuyện được mô tả sinh động kèm theo hình vẽ minh họa đã trở thành nỗi ám ảnh đối với bất cứ nhà thám hiểm nào đặt chân đến Madagascar. Một mặt, họ muốn được tận mắt chứng kiến sinh vật đáng sợ đó. Nhưng mặt khác, ai cũng lo sợ mình có thể trở thành nạn nhân của nó, vì nghe nói cái cây rất phàm ăn.


Với tâm trạng nửa háo hức, nửa e dè như vậy, nhiều thập kỷ qua, hàng nghìn lượt người đã quần nát các cánh rừng của Madagascar, nhưng chưa một ai nhìn thấy cây ăn thịt người. Tất cả những gì người ta biết về nó vẫn chỉ là chuyện kể của các thổ dân. Người ta viết truyện về nó, làm phim về nó mà chưa từng thấy nó, thậm chí còn không biết nó có thực sự tồn tại hay không.

Và sự thật

Cây ăn thịt người đã trở thành đề tài hứng thú không chỉ với những người tò mò mà cả với các nhà khoa học nghiêm túc. Rất nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới sinh vật học, kể cả Charles Darwin cũng đã từng nghiên cứu về đề tài này, để rồi cuối cùng đưa ra một kết luận: cây ăn thịt người chỉ tồn tại trong các truyền thuyết.

Trên thực tế, cũng có một số loài cây lấy chất dinh dưỡng bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Tuy nhiên, phần lớn nạn nhân của chúng chỉ là côn trùng. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để phát triển.


Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một khi côn trùng đã rơi vào trong bình, chất nhầy bám vào cánh sẽ khiến chúng không thoát ra được và nhanh chóng bị phân hủy.

Cây gọng vó thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh. Trên cánh hoa có vô số những sợi lông nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi lông sẽ trói chặt nạn nhân và khiến chúng bị chết ngạt. Một chất nhờn sẽ phân hủy xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.

*
Một con chuột bị cây Nepenthes rajah ăn dở


Cây ăn thịt có khá nhiều loại, nhưng không có loại nào đủ lớn, cũng như đủ độc tố để giết chết và phân hủy một con người. Cho đến nay, loài cây ăn thịt lớn nhất đã được biết đến là cây Nepenthes rajah. Loài cây này mọc khá nhiều ở ở vùng Đông Nam Á, thuộc họ cây nắp ấm. Chỉ có điều, “chiếc ấm” của nó có thể cao tới 35cm, đường kính 18cm, bên trong chứa 2,5 lít dung dịch tiêu hóa.

Xem thêm: Cách Tắt Kiểm Tra Chính Tả Trong Word Và Google Docs Đơn Giản

Cây Nepenthes rajah có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột, cóc nhái, thằn lằn. Thế nhưng chắc chắn nó không thể làm hại con người. Ở một số nơi, nông dân còn trồng cây Nepenthes rajah quanh ruộng lúa để chống lại chuột bọ ăn lúa. Người ta cũng có thể đổ gạo, thịt..vào bên trong “chiếc ấm” và chờ dung dịch tiêu hóa của cây làm chín các thực phẩm này là có được những món ăn lạ miệng.