Xin hãy xếp hạng
Chọn mức 1Chọn mức 2Chọn mức 3Chọn mức 4Chọn mức 5 

Bài chia sẻ trước BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu khái niệm, phân loại cũng như đánh giá ưu nhược điểm của cơ sở dữ liệu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tầm quan trọngvà ứng dụng thực tế của cơ sở dữ liệu nhé!

*

Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, nhiều quy trình, công đoạn hay các hệ thống quản trị đều được mã hóa và vận hành bởi các thiết bị, phần mềm nhằm giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất. Trên cơ sở đó, cáchệ thống quản trị cơ sở dữ liệura đời và đóng vai trò quan trọng trong xử lý và kiểm soát nguồn thông tin

Lợi ích của cơ sở dữ liệu trong thực tế là không hề nhỏ, nó được ứng dụng ở hầu hết các mặt trong thực tế

Hệ thống đặt vé

Cơ sở dữ liệu được lập trình để lưu trữ hồ sơ trực tuyến về đặt ghế tàu, tình trạng khởi hành và đến. Nếu kết hợp với hệ thống vé tàu điện tử, người mua có thể không phải mua vé trực tiếp.

Bạn đang xem: Ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong thực tế

Hệ thống giáo dục cao cấp

Trong lĩnh vực giáo dục, mọi thông tin về quá trình học tập của sinh viên như thông tin đăng ký của sinh viên, kết quả học tập, các khoá học đã tham gia. Tất cả thông tin này đều được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường. Hiện này, có nhiều trường đại học, cao đẳng còn bắt đầu áp dụng hình thức thi tuyển trực tuyến, tự động chấm điểm và đẩy kết quả lên hệ thống cơ sở dữ liệu này.

Ngân hàng

Với ứng dụng quản lý tất cả các giao dịch trực tuyến thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, khách hàng ở khắp mọi nơi có thể thực hiện hàng ngàn giao dịch qua ngân hàng hằng ngày mà không cần phải đến ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin người dùng để sở hữu thẻ tín dụng và thực hiện các giao dịch của chủ thẻ, được theo dõi và tính toán tự động trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

Tài chính

Viễn thông

Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ giúp các công ty viễn thông lưu trữ các chi tiết cuộc gọi và hóa đơn thanh toán hàng tháng.

Mạng xã hội

Hàng triệu người dùng đã đăng ký các tài khoản mạng xã hội như facebook, twitter, zalo. Tất cả thông tin của người dùng, trạng thái chia sẻ, hoạt động kết nối và trao đổi giữa các tài khoản sẽ được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của các mạng xã hội này.

Quân đội

Quân đội lưu giữ hồ sơ của hàng triệu binh sĩ và nó có hàng triệu hồ sơ cần được bảo mật và an toàn. Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp một sự đảm bảo an ninh lớn cho thông tin quân sự nên nó được sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước. Nhà quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm tất cả thông tin về bất cứ ai trong vòng vài giây với sự trợ giúp của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.

Bán hàng, mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng mới và ngày càng phát triển trong thời đại công nghệ số bởi tính nhanh chóng và tiện lợi. Nhiều người không biết, tất cả các sàn giao dịch thương mại điện tử không thể quản lý, thêm và bán sản phẩm nếu không có sự trợ giúp của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Thông tin mua hàng, hóa đơn và thanh toán đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

Việc nhiều bộ phận, cá nhân có thể cùng lúc tra cứu, cập nhật thông tin về một khách hàng, một đơn hàng là điều tất yếu. Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ giúp đơn giản hóa việc quản lý khách hàng. Cho phép quản lý cùng lúc hàng triệu khách hàng, lưu trữ toàn bộ giao dịch, đặc điểm, kết quả, trạng thái … của từng khách hàng. Đồng thời tra cứu một hoặc nhiều khách hàng có đặc điểm theo yêu cầu. Cập nhật nhiều khía cạnh của cùng một khách hàng cùng một lúc theo phân cấp. Bộ phận kho hàng và sản xuất lưu trữ thông tin về kết quả sản xuất theo đơn đặt hàng và tình trạng hàng tồn kho. Bộ phận kế toán lưu trữ tất cả các giao dịch liên quan đến đơn hàng và chi phí phát sinh. Dữ liệu từ các bộ phận đều được thống nhất, lưu trữ xuyên suốt toàn bộ quá trình từ tìm đến bán, xuất hóa đơn và lịch sử giao dịch sau này, giảm tỷ lệ trùng lặp khách hàng, cung cấp thêm thông tin cho nhóm, xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng phù hợp nhất với nhu cầu (theo các dữ liệu giao dịch lịch sử) của khách hàng.

Quản trị nhân sự

Một điều đáng chú ý là các công ty lớn có số lượng nhân công các bộ phận, chi nhánh lên tới hàng nghìn sẽ không thể quản lý giản đơn bằng bảng tính hoặc giấy tờ. Do đó, bộ phận quản lý nhân sự cần phải lưu giữ hồ sơ của từng nhân viên như lương, thuế và công việc thông qua hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.

Chế tạo

Cơ sở dữ liệu được áp dụng tại các công ty sản xuất để lưu giữ hồ sơ của tất cả các chi tiết sản phẩm như số lượng, hóa đơn, mua hàng, quản lý chuỗi cung ứng, … Nó đóng một vai trò cơ bản. nền tảng ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.

Kể trên chỉ là một số những ứng dụng tiêu biếu của cơ sở dữ liệu, trên thực tế chúng được ứng dụng trong hầu hết tất cả các ngành nghề, lĩnh vực với vai trò quan trọng và đem lại những lợi ích lớn cho con người.

Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về ứng dụng và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu trong thực tế. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

- Chương trình Quản lý điểm của học sinh trường THPT được xem là một ứng dụng cơ sở dữ liệu. Chương trình Quản lý sách Thư viện cũng là một ứng dụng cơ sở dữ liệu

- Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Hà Nội sẽ quản lí thông tin người đọc, thông tin người mượn, thông tin về các nhân viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu – Hệ cơ sở dữ liệu là gì dưới đây nhé


Mục lục nội dung


1. Hệ cơ sở dữ liệu


2. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu


3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu


1. Hệ cơ sở dữ liệu

a. Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL

- Khái niệm CSDL: Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy,…), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ trong hình 1 ở trên: Hồ sơ được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một CSDL (tạm gọi là CSDL hs).

- Khái niệm Hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System).

- Thuật ngữ "Hệ CSDL" để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

- Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

+ CSDL


+ Hệ QTCSDL

+ Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính…)

b. Các mức thể hiện của CSDL

Có 3 mức thể hiện của CSDL:

*
*

- Mức vật lý: cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.

Ví dụ: Trong CSDL hs các tệp được lưu trữ trên vùng nhớ nào, dữ liệu về mỗi học sinh chiếm bao nhiêu byte?

- Mức khái niệm: cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và giữa các dữ liệu có quan hệ với nhau như thế nào?

*

- Mức khung nhìn: thể hiện phần CSDL mà người dùng cần khai thác

c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

- Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định

- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh

+ Ví dụ: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào thang điểm 10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và

2. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu.

• Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL.

b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

• Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm:

+ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);

+ Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …)

• Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language)

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:

• Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin.

• Duy trì tính nhất quán dữ liệu

• Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

• Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm

• Quản lý các mô tả dữ liệu

3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu:

- Bước 1. Khảo sát

+ Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý

+ Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu

+ Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra

+ Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng

- Bước 2. Thiết kế

+ Thiết kế cơ sở dữ liệu.

+ Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.

+ Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

Xem thêm:

- Bước 3. Kiểm thử

+ Nhập dữ liệu cho CSDL

+ Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.