Tào Tháo là một nhân vật được mô tả bằng tuyệt bút trong Tam Quốc Chí. Thuật mô tả những nhân vật then chốt khác trong Tam Quốc Chí kém xa.

Bạn đang xem: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta


Lưu Bị là một gã đạo đức giả. Hắn bắt chước tổ phụ Lưu Bang, một kẻ vô học, chỉ dựa vào tiểu xảo “giả vờ trung thành với bạn bè” (sau khi thành công thì diệt dần những người đã cộng tác lúc đầu) mà thống nhất được nước Tàu và lập ra một nhà Hán sáng chói trong lịch sử Trung quốc. Y không có nhiều cơ may (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) như tổ phụ nên thành qủa của y nhỏ nhoi hơn.


Khổng Minh thông minh tuyệt vời, học rộng tuyệt vời, đa mưu tuyệt vời, sáng suốt tuyệt vời, khôn ngoan tuyệt vời, có hàng chục thứ tuyệt vời kể cả tài dùng người và tài đoán trước đường đi nước bước của đối phương để thủ thắng. Y biết trước nhà Hán sẽ suy vong không thể cứu vãn nổi nhưng cứ giúp Lưu Bị vì y không muốn những cái tuyệt vời của y không được hậu thế chiêm ngưỡng. Con người như vậy qúa lý tưởng, không thể có thực trên đời. Nói cách khác, nhân vật này đượm vẻ hư cấu và tiểu thuyết. Tôi nghĩ rằng kỹ thuật tả Khổng Minh không tuyệt vời.


Quan Vũ là một nhân vật được mô tả hết sức tinh vi: can trường, uy dũng, trung hậu, đạo đức, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và cuối cùng được tô điểm thêm những nét hoang đường (cái đầu đã bị chặt và để thối hàng tháng mà vẫn vểnh râu dọa Tào Tháo; hiển thánh để dẫn đường cho con trai là Quan Hưng bắt sống tướng địch v.v..). Ông được thần thánh hóa thành một nhân vật xa sự thật. Lối mô tả này chưa tuyệt vời.


Chu Du là một mưu sĩ kiêm nhạc sĩ, kiêm nghệ sĩ, kiêm võ sĩ, kiêm học sĩ, kiêm hàng chục thứ sĩ, cộng thêm cách đối phó đặc sắc với Khổng Minh (coi y như một tri kỷ nhưng vẫn muốn giết y để trừ hậu hoạn cho Đông Ngô). Vai trò của Chu Du trong Tam Quốc Chí được mô tả tài tình nhưng chưa đến độ tuyệt vời.


Tào Tháo xảo quyệt tuyệt vời, gian giảo tuyệt vời, gian thần tuyệt vời, biến báo tuyệt vời, khôn ngoan tuyệt vời, dùng người tuyệt vời, tham lam tuyệt vời, háo sắc tuyệt vời, đa nghi tuyệt vời, nhạy cảm tuyệt vời….. gần một tá tuyệt vời. Cái tuyệt vời nhất trong vai trò này là: y được mô tả bằng một ngòi bút tuyệt vời!


"Ninh giáo ngã phụ thiên hạ nhân, hưu giáo thiên hạ nhân phụ ngã" tạm dịch là:“Thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ không để người trong thiên hạ phụ ta”


Tôi xin diễn đạt đề tài này theo một lối hành văn riêng, nghĩa là không đi thẳng vào mục tiêu mà đi loanh quanh theo kiểu vòng vo Tam Quốc trước khi nói tới ý kiến riêng của mình. Nói cách khác, hắn sẽ câu giờ bằng cách liệt kê những câu trả lời (phỏng chừng) của thiên hạ tùy theo đương sự (người phát biểu ý kiến) là ai hoặc đứng trên vị thế nào:


-Trước tiên, nếu đương sự là người Trung Hoa thì câu trả lời sẽ là: Đó là lời nói của phường ích kỷ, hạ lưu. Dân “quân tử Tàu” chúng ta, phải luôn luôn chịu thiệt thòi cho bản thân và tránh thiệt thòi cho người khác thì mới xứng đáng là con cháu của Khổng Tử. Thà người phụ ta chứ ta không phụ người. Mặc kệ bọn Tây phương chê ta thiếu thành thực. Thành thực không làm nên quân tử Tàu!


-Người Pháp có vẻ do dự. Đã trót tôn thờ câu danh ngôn “ Cái tôi là đáng ghét.” nên ngoài mặt thì công kích câu của Tào Tháo nhưng trong lòng thì vẫn thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.


-Người Đức, đã có tì vết “diệt chủng Do Thái” trong thế chiến II, cho nên còn rất nhiều người vẫn tự nói với lòng mình rằng: Để tránh người phụ ta, không những ta phụ người mà còn hành hạ, tiêu diệt người.


-Người Anh, với lối phớt tỉnh Ăng Lê cố hữu, sẽ nói nước đôi: Người không phụ ta, ta không phụ người.


-Người Hoa Kỳ, vì đang lãnh đạo lý tưởng tự do dân chủ trên thế giới nên sẽ trả lời sặc mùi chính trị: 


Quốc hội Mỹ sẽ bàn: Mỗi người dân đều có quyền quyết định ta nên phụ người hay để người phụ ta. Quyền này nằm trong điều khoản Tự Do Ngôn Luận của hiến pháp, không cần bàn cãi lôi thôi. Hãy dành thì giờ tranh luận về unemployment và economy để kiếm phiếu vào bầu cử sắp tới. (có tiếng vỗ tay vang dội trong nghị trường )Tối Cao Pháp Viện Mỹ sẽ phán: Hành pháp không được phép nhân danh “vị tha” để áp đặt tình cảm của người dân, nghĩa là không được ép dân phải chịu thiệt thòi. Hành vi Ta phụ người, người phụ ta hoặc ta và người đều có quyền phụ nhau cứ để mặc cho nhân dân tùy nghi biều lộ. (có đồng ý của tất cả thẩm phán trong nước )


Tổng thống Mỹ sẽ nhủ quốc dân: “My fellows America! Fail orthers or let orthers fail you belong to your own behavior”. Tạm dịch là: “Hỡi các bạn công dân Mỹ! Ta phụ người hoặc để người phụ ta là quyền tự do cá nhân của qúy bạn”. (có tiếng vỗ tay vang dội khắp trong nước ).


-Cách trả lời của người Trung Đông gốc Hồi giáo độc đáo nhất:Đối tượng người được chia ra 2 giống:Đối xử với nam giới thì dùng câu: Ta sẽ phụ người nếu biết người sắp phụ ta.Đối xử với bọn nữ lưu thì phải tuyệt đối cứng rắn: Ta chỉ được phép phụ người (nữ), đừng bao giờ để người (nữ) phụ ta. Nếu không thì ta sẽ mất hết quyền, thậm chí sẽ không còn là nam tử nữa. Bọn tà đạo muốn nói gì thì nói, ta cứ bỏ ngoài tai. Tuy nữ giới là bà nội, là bà ngoại, là mẹ, là vợ, là người tình, là em, là chị, là bạn của ta nhưng Allah đã mặc khải cho ngài Mahomed rằng phải yêu thương người nữ như tôi tớ, như vật sở hữu của ta. Vậy ta phải đối xử với chúng thật nghiêm chỉnh như đã được dạy trong kinh Koran”.


-Người Việt Nam thì chia làm 2 phe:a/ Phe Cộng Sản sẽ trả lời rằng: Đúng! Cực kỳ chí lý! Người của Đảng ta luôn luôn phải thuộc lòng câu của Tào Tháo thì mới thành công dễ dàng và toàn vẹn trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Bất cứ trong tình huống nào, hễ lãnh phần thiệt về mình thì sẽ thất bại chua cay. Câu trả lời của Đảng ta là câu nguyên văn của Tào Tháo: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.b/ Phe Cộng Hoà có nhiều thành phần phức tạp nên câu trả lời cũng phức tạp. Phần đông sẽ trả lời đại cương rằng: Người chưa phụ ta, chẳng nhẽ ta phụ người?


Những kẻ đạo đức gỉa thì hễ mở miệng là tuyên bố chững chạc: Chẳng bao giờ ta phụ người dù đòi phen người đã phụ ta. Câu nói này không phản ánh tí ti nào con người thực của họ.Những nhà mô phạm (giáo sư) thì phải mạnh mẽ bác bỏ câu nói của Tào Tháo mặc dầu, trong thâm tâm, họ có thể nghĩ khác. Họ sẽ dạy học trò rằng ta không nên phụ người dẫu người phụ ta.


Người vợ hiền bị chồng bỏ thì nói: Ta không phụ người sao người nỡ phụ ta?
Người chồng hối cải sau khi đã bỏ vợ thì nói: Ta đã phụ người sao người chẳng phụ ta?
Người cha hoặc người mẹ có đứa con chết yểu thì nói: Ta chưa kịp phụ người sao người vội phụ ta?
Người con có cha mẹ mất trước khi mình thành tài thì nói: Ta chẳng dám phụ người sao người sớm phụ ta?


Kết Luận:Tóm lại, đứng trên phương diện đạo đức thì câu nói của Tào Thái hoàn toàn tiêu cực nhưng đứng trên thực tế thì nó có phần nào hữu lý. Câu nói này phản ánh tâm trạng của một kẻ rất người. Con người kiểu Tào Tháo thời nào cũng có, nước nào cũng có, chính thể nào cũng có, xã hội nào cũng có, chỉ là nhiều hay ít mà thôi.Vậy thì Tào Tháo cũng rất người. Nói cách khác, vai trò Tào Tháo không hư cấu. Câu danh ngôn của hắn vang dội khắp năm châu, suốt chiều dài lịch sử thế giới kể từ thế kỷ thứ nhất. Có hàng tỷ người chê. Có chán vạn người khen. Tác giả của Tam Quốc Chí tả Tào Tháo siêu việt ở chỗ đó.


Nhưng có một vị khó tính mắng vốn rằng:“Đừng hòng chạy làng với kiểu nói loanh quanh, lạc đề. Nãy giờ bạn chỉ đổ thừa cho thiên hạ. Tôi muốn biết ý kiến riêng của bạn về câu nói của Tào Tháo chứ có hỏi bọn Cộng Sản, Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Tàu, Trung Đông, kẻ đạo đức gỉa hoặc nhà mô phạm đâu! 


Nếu trả lời không có ý kiến thì hóa ra đầu óc rỗng tuếch. Điều này tôi rất sợ. Thà bị chê là ngu xuẩn còn hơn là bị gán cho cái tật đầu óc rỗng tuếch!Nếu trả lời thà người phụ ta, ta không thể phụ người thì là nói dối. Nói dối là điều tôi sợ nhất. Bèn gãi đầu gãi tai mà thưa như sau:


Xin thú thật rằng thái độ của tôi về câu nói của Tào Tháo phức tạp lắm. Câu trả lời của tôi uyển chuyển tùy theo hoàn cảnh và tùy theo đối tượng người.Nếu người là cha mẹ, vợ con, anh em, bạn bè, thân thích thì câu trả lời là: Ta không phụ người dù người phụ ta.Nếu người là người dưng (người ngoại quốc cũng kể như người dưng ) thì câu trả lời là: Ta không phụ người trước khi người phụ ta.Nếu người là kẻ thù thì câu trả lời là: Ta sẽ phụ người trước khi người phụ ta. ( Đối với kẻ thù, ta chớ nên áp dụng câu của chúa Giê-Su “ Ai tát ngươi má phải thì ngươi chìa má trái cho họ tát ” trừ phi ta chán đời muốn tự tử).

Người ta thường nói “Hoạn nạn kiến nhân tâm”, nghĩa là trong hoạn nạn mới thấy rõ lòng người. Tuy rằng thời Tam Quốc quần hùng tranh bá, chiến tranh liên miên nhưng đó cũng là thời kỳ thể hiện trọn vẹn chữ “Nghĩa” lưu lại cho hậu thế. Chữ “Nghĩa” trong Tam Quốc chủ yếu thể hiện ở Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, nhất là Nhân Nghĩa của Lưu Bị.


*
Lưu Bị được mệnh danh là người nhân nghĩa trong ‘Tam quốc’. (Ảnh minh họa qua Sina)

Lúc đem quân đi cứu Từ Châu, Triệu Tử Long có hỏi Lưu Bị: “Viên Thiệu, Viên Thuật ngôi vững mười mấy vạn đại quân chỉ là để nhìn nhau, không muốn phát binh ứng cứu Từ Châu. Chủ Công không đến 2000 quân, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu, vậy tại sao dám đối đầu với Tào Tháo?”

Lưu Bị trả lời: “Thiên hạ hiện nay tất cả anh hùng hào kiệt chỉ dựa vào binh mã để xưng bá một phương, nhưng Lưu Bị ta binh mã kém xa bọn họ rất nhiều, nhưng ta có 2 thứ mà bọn họ không hề có. Thứ nhất ta lấy nhân nghĩa để làm gốc lập thân, giữ đạo làm người, bởi vì thiên hạ đại loạn trước tiên bởi lòng người lầm lạc, muốn trị được thời loạn phải lấy được lòng người. Ta nhất quyết lấy nhân chống bất nhân, lấy nghĩa chống bất nghĩa….”

Như thế có thể thấy rõ nhân nghĩa của Lưu Bị còn sánh hơn 10 vạn đại quân, đây không phải là điều ai muốn cũng có thể làm được mà phải trải qua quá trình nghiêm khắc tu dưỡng bản thân thì mới có thể đạt đến.


Trong lúc triều đình nhà Hán bị gian tặc thâu tóm thì những chư hầu có thực lực đều đã chiếm cứ một phương xưng hùng xưng bá, còn Lưu Bị lại không có nơi đi chốn về. Nhưng khi Đào Khiêm 3 lần nhường Từ Châu, Lưu Bị vẫn nhất quyết không nhận. Không những người khác mà ngay cả Quan Vũ cũng nói: “Bản thân chúng ta luôn luôn phiêu dạt bất định, nếu như có được Từ Châu xem như có được một chỗ cố định dừng chân, trước có thể lo đại sự, sau có thể giữ bình an.”

Nhưng cái nhân nghĩa của Lưu Bị đã vượt xa nhận thức của người thường, dù món hời có lớn đến mấy hay người ta đã dâng tặng thì ông cũng luôn không vi phạm nguyên tắc của mình.

Sau này Đào Khiêm bệnh nguy kịch, trước khi qua đời đã lấy tay chỉ vào tim rồi chết – Ý là tâm nguyện cuối cùng của ông là xin Lưu Bị tiếp quản Từ Châu. Sau khi an táng Đào Khiêm, quân sỹ Từ Chầu cũng xin Lưu Bị tiếp nhận bài ấn, nhưng Lưu Bị vẫn chối từ. Cuối cùng đến khi bách tính Từ Châu khóc bái xin Lưu Bị nắm quyền cai quản Từ Châu thì lúc đó Lưu Bị mới tiếp nhận. Cái “Nghĩa” của Lưu Bị thì người bình thường không thể nào làm nổi.

Khi quân của Lữ Bố thua trận đến nương nhờ thành Từ Châu, 2 huynh đệ Quan Vũ và Trương Phi lo ngại Lữ Bố sẽ lợi dụng chiếm Từ Châu, Lưu bị trả lời rằng: “Tào Tháo đã từng có một câu danh ngôn ‘thà rằng ta phụ thiên hạ, không để người thiên hạ phụ ta’; Ta cũng có câu danh ngôn này ‘thà để người thiên hạ phụ ta, ta không phụ người thiên hạ.’”


*
Lữ Bố bại trận dẫn quân đến nương nhờ thành Từ Châu của Lưu Bị. (Ảnh minh họa qua Youtube)

Có thể thấy rằng Lưu Bị không phải người tầm thường, dù cho biết rằng mình có thể bị thua thiệt nhưng cũng không làm người nương nhờ mình phải thất vọng. Lúc đó Triệu Tử Long phải thán phục nói một câu: “Chủ Công sáng suốt.”

Sau trận chiến Tân Dã, đại quân Tào Tháo tràn khắp núi rừng đồng nội, chia quân làm 8 lộ bao vây tấn công Phàn Thành, nơi Lưu Bị đóng quân. Lưu Bị ngàn cân treo sợi tóc. Tào Tháo khuyên hàng không thành lập tức tấn công ngay trong ngày. Lưu Bị hỏi Khổng Minh kế sách, Khổng Minh nói: “Có thể mau bỏ Phàn Thành đến Tương Dương làm chỗ tạm nghỉ ngơi.”

Lưu Bị nói: “Bách tính đi theo đã lâu, sao có thể nhẫn tâm mà bỏ được?”

Khổng Minh nói: “Có thể sai người thông báo rộng khắp cho bách tính rằng: Ai muốn theo thì cùng đi, người không muốn đi thì ở lại.”


Sau khi thông báo cho bách tính, bách tính hai huyện Tân Dã, Phàn Thành đều đồng thanh hô lớn: “Chúng tôi dù chết cũng nguyện theo Lưu Sứ quân!”

Ngay hôm đó, mọi người cùng nhau rời thành lên đường, dìu già dắt trẻ, dẫn theo nam nữ, ùn ùn vượt sông, hai bờ tiếng khóc lóc không dứt. Lưu Bị đứng trên thuyền trông, khóc lớn rằng: “Vì một mình tôi mà bách tính phải chịu đại nạn này, tôi còn sống làm gì!”

Nói rồi định nhảy xuống sông mà chết nhưng được tả hữu sống chết can ngăn. Thuyền đến bờ Nam, ngoảnh đầu nhìn lại bách tính, vẫn có người chưa qua sông, đang trông sang bờ Nam mà khóc. Lưu Bị vội vàng lệnh cho Quan Vũ cho thuyền đưa họ sang sông, cho đến khi tất cả mọi người đã qua sông, Lưu Bị mới lên ngựa.

Có câu rằng: “Đại nạn ập đến ai lo thoát thân người ấy.” Giữa lúc sinh tử tồn vong ai có thể một lòng lo lắng bảo vệ bách tính như Lưu Huyền Đức? Hành quân đem theo cả gia đình gồng gánh là việc đại kỵ của nhà binh, trong lòng Lưu Bị chỉ có bách tính, đại nghĩa này cổ kim hiếm có.


Nhân nghĩa của Lưu Bị chính là vốn liếng lớn nhất đời ông, nó giúp ông đạt được những thứ mà Tào Tháo dù có mơ ước cũng không đạt được, chẳng hạn như sự Trung nghĩa của Quan Vũ dành cho ông. Quan Vũ từng nói với Gia Cát lượng rằng: “Quan Vũ này chỉ kính 3 người, thứ nhất là Trời, thứ 2 là đất, thứ 3 là đại ca ta – Lưu Huyền Đức. Tấm lòng nhân nghĩa của đại ca ta cao tựa như Trời, rộng như đất vậy.”


*
Bách tính hai huyện Tân Dã, Phàn Thành đều nguyện đi theo Lưu Hoàng thúc. (Ảnh minh họa qua Youtube)

Đến ngoài cổng thành Tương Dương, cháu của Lưu Bị là Lưu Tông từ chối mở cổng, đồng thời dùng cung tên bắn loạn xuống. Lúc đó trong thành có một người tên là Ngụy Diên vung đao chém chết tướng sỹ giữ cổng thành, rồi mở cổng và thét to: “Lưu Hoàng thúc mau dẫn quân vào thành cùng giết tên giặc bán nước.”

Trương Phi nhảy lên ngựa chuẩn bị vào thì bị Lưu Bị ngăn lại nói: “Chớ kinh động đến bách tính!”

Lúc này quân giữ thanh đang tự hỗn chiến, Lưu Bị nói: “Ta vốn muốn bảo vệ dân, trái lại làm hại dân rồi! Ta không muốn vào Tương Dương!”


Thế là dẫn bách tính nhằm hướng Giang Lăng mà đi.

Binh gia công thành chiếm đất có nội ứng bất ngờ là việc vô cùng may mắn. Trong tình hình phía sau lưng đại quân Tào Tháo rợp trời dậy đất truy sát, Lưu Bị đang cuống quýt chạy thoát thân, mà vẫn vì dân không dám chiếm thành Tương Dương để dung thân, có thể thấy lòng nhân nghĩa của ông như thế nào.

Đoàn quân của Lưu Bị và bách tính mỗi ngày chỉ có thể đi được mười mấy dặm, mà quân Tào Tháo đuổi theo thần tốc. Các tướng của Lưu Bị đều nói: “Chi bằng tạm thời bỏ bách tính lại, đi trước là hơn.”

Lưu Bị khóc và nói: “Người gây dựng đại sự phải lấy con người làm gốc. Hôm nay mọi người quy theo ta, sao lại có thể bỏ được?”

Cái nghĩa của Lưu Bị còn thể hiện ở lòng tin sắt đá, không hề mảy may nghi ngờ với những huynh đệ kết nghĩa. Sau khi Lưu Quan Trương bị đại quân Tào Tháo đánh tan tác, trong chiến loạn Lưu Bị chỉ còn lại đơn thân một mình chạy thoát đến Thanh Châu nương nhờ Viên Thiệu.

Xem thêm: Just a moment - những câu chúc tết hay và ý nghĩa năm 2023

Quan Vũ vì bảo vệ phu nhân Lưu Bị đã rơi vào tay quân Tào. Sau này Tào Tháo và Viên Thiệu nổ ra chiến tranh, Lưu Bị ở trong quân Viên Thiệu lần đầu nhìn thấy Quan Vũ ở trong doanh trại Tào Tháo, niệm đầu tiên trong tâm là: “Tạ ơn Trời Đất, thì ra em ta quả nhiên là ở chỗ Tào Tháo.” Ông không mảy may hoài nghi Quan Vũ thay lòng đổi dạ, việc này thì người bình thường không thể nào làm nổi, người thường ai có thể không có nghi tâm?

Lưu Bị có thể lập nên nhà Thục chính là nhờ nhân nghĩa phi thường của ông. Người xưa luôn có câu: Trời cao sẽ không phụ người nhân nghĩa và lương thiện. Việc Lưu Bị từ hai bàn tay trắng mà xưng bá một phương chính là minh chứng cho điều đó.