Tào Tháo và Lưu Bị đều là những vị quân chủ có tầm nhìn xa, trước khi qua đời, mỗi người đều nhắc đến tên 1 người, nếu như những người ở lại nghe theo lời dặn dò của họ, có lẽ lịch sử Tam Quốc đã đổi khác rất nhiều.

Bạn đang xem: Lưu bị tào tháo

Thời kỳ Tam quốc, thiên hạ chia ba, anh hùng xuất hiện lớp lớp, kỳ tài dị sĩ ở khắp nơi, người đứng đầu ba thế lực tranh đoạt thiên hạ khi đó cũng đều là những người biết nhìn người, yêu thích tài năng và biết trọng dụng nhân tài.

Cũng chính bởi vì như thế, bọn họ mới không thể phân rõ thắng bại với nhau.

Nhưng kẻ có tài cũng dễ gây chuyện, bởi vì bạn không thể biết được họ liệu có dã tâm muốn tranh bá hay không, bởi vì suy cho cùng chẳng có ai cam tâm tình nguyện làm thần tử cả đời cho người khác, đây cũng chính là thử thách thách thức tài nhìn người của mỗi vị quân chủ.

Nhưng thời gian lại chẳng chờ đợi ai, đến khi nhận ra thì lúc đó, cơ hội nói ra thậm chí cũng chẳng còn.

Giống như Tào Tháo đã nhìn nhầm một người, phải đến tận khi trước khi mất ông mới tỉnh ra, nhưng chỉ kịp nói tên người đó cho con trai.

Không chỉ riêng Tào Tháo mà ngay cả đối thủ cả đời của ông là Lưu Bị cũng phải đến khi hấp hối mới nhận ra tai họa ngầm. Ông cũng đã nói ra tên người này, tiếc là mọi người đều không coi trọng lời dặn của ông, nếu không thì lịch sử nhà Thục và nhà Tào Ngụy đã thay đổi rất nhiều.

Tào Tháo nhắc đến Tư Mã Ý

Tào Tháo trước khi qua đời đã cẩn thận dặn dò Tào Phi phải cảnh giác với Tư Mã Ý, nếu như không kịp thời xử lý mối họa này sẽ dẫn đến đại họa về sau.



Sau khi Tào Phi lên ngôi, tuy rằng ông có đề phòng Tư Mã Ý nhưng lại không nhẫn tâm trừ khử Tư Mã Ý, để đến khi Tào Phi qua đời, con trai tuổi còn nhỏ lên ngôi lại càng không phải là đối thủ của Tư Mã Ý.

Đến lúc này, lớp ngụy trang của Tư Mã Ý đã được lột bỏ, dã tâm to lớn của Tư Mã Ý với quyền lực được bộc lộ một cách công khai. Chỉ tiếc là lúc này trong vương quyền Tào Ngụy lại chẳng có ai có thể ngăn cản được bước tiến của Tư Mã Ý, cuối cùng Tư Mã Ý cũng thành công soán ngôi vua.

Nếu như Tào Phi khi ấy không bị vẻ ngụy trang nhún nhường, dễ bảo của Tư Mã Ý qua mặt, dám thẳng tay trừ bỏ Tư Mã Ý thì cũng chẳng khiến cơ nghiệp mất đi sớm như thế.

Lưu Bị nhắc đến Mã Tắc

Còn Lưu Bị, dù rằng tài năng không kém gì Tào Tháo, nhưng con trai Lưu Bị lại chẳng được giỏi như con trai Tào Tháo, chỉ có một Lưu Thiện "bùn nát chẳng trát nổi tường".

Vì giang sơn không dễ dàng giành được, trước khi chết Lưu Bị muốn giúp con trai loại trừ tất cả hậu họa về sau. Bấy giờ Lư Bị gọi Lưu Thiện cùng Gia Cát Lượng – người mà ông tin tưởng nhất đến, dặn dò rằng về sau nhất định phải cẩn thận Mã Tắc, vì người này chỉ có tài dẫn binh trên giấy, tuyệt không thể trọng dụng.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng lại không đồng tình với ý kiến của ông, ngược lại còn trái lời mà đề bạt Mã Tắc, kết quả là trong lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng trọng dụng để cho Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình, nhưng kết quả lại thất bại, khiến cho trận chiến Gia Cát Lượng hao tâm tổn trí bao năm chuẩn bị cứ thế mà kết thúc thất bại.

Dù nhiều người yêu thích nhân vật Lưu Bị hơn so với Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn nghĩa, nhưng phải thừa nhận Tào Tháo vẫn hơn một bậc so với Lưu Bị.


Tào Tháo và Lưu Bị đều là những nhân vật kiệt xuất và thống trị một vùng lãnh thổ rộng lớn thời Tam Quốc.

Vào những năm cuối Đông Hán, thiên hạ chia ba. Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền mỗi người đều thống trị một vùng giang sơn rộng lớn. Trong khi, Tôn Quyền được kế thừa đại nghiệp từ tổ tông thì Tào Tháo và Lưu Bị phải trải qua hàng trăm trận chiến khổ cực mới ngồi lên được chiếc ghế của mình.

*

Lưu Bị vốn mang trong mình dòng máu hoàng thất, dòng dõi Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng. Về lý thì Lưu Bị có xuất phát điểm khá cao nhưng thực tế trước khi theo nghiệp binh đao, ông phải đi bán giày vải kiếm sống qua ngày.

Nguyên nhân là do từ thời Hán Vũ Đế ban hành "Thôi ân lệnh" nên đất phong của các quận vương ngày càng bị phân chia. Đến đời Lưu Bị, những người chi thứ của hoàng tộc ngày càng được hưởng ít tước lộc, con cháu hoàng thất chỉ còn là danh nghĩa.

Lưu Bị là người thích kết giao với hào kiệt, sau này gặp gỡ và kết bái huynh đệ với Quan Vũ và Trương Phi, ba người tình như thủ túc, ôm mộng chí lớn. Tuy nhiên, tiềm lực của họ chỉ là con số 0, quanh quẩn chỉ có 3 người.

Đến khi chính quyền Đông Hán ngày một suy yếu, an ninh khắp nơi bắt đầu hỗn loạn, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ trật tự. Sau Lưu Bị được mấy người phú thương làm nghề buôn ngựa ở nước Trung Sơn là Trương Thế Bình và Tô Song trợ giúp, vì thế Lưu Bị có thể duy trì trong tay một đội quân nhỏ trong vùng.

Lưu Bị vốn mang trong mình dòng máu hoàng thất, dòng dõi Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng. Về lý thì Lưu Bị có xuất phát điểm khá cao nhưng thực tế trước khi theo nghiệp binh đao, ông phải đi bán giày vải kiếm sống qua ngày.

Nguyên nhân là do từ thời Hán Vũ Đế ban hành "Thôi ân lệnh" nên đất phong của các quận vương ngày càng bị phân chia. Đến đời Lưu Bị, những người chi thứ của hoàng tộc ngày càng được hưởng ít tước lộc, con cháu hoàng thất chỉ còn là danh nghĩa.

Lưu Bị là người thích kết giao với hào kiệt, sau này gặp gỡ và kết bái huynh đệ với Quan Vũ và Trương Phi, ba người tình như thủ túc, ôm mộng chí lớn. Tuy nhiên, tiềm lực của họ chỉ là con số 0, quanh quẩn chỉ có 3 người.

Đến khi chính quyền Đông Hán ngày một suy yếu, an ninh khắp nơi bắt đầu hỗn loạn, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ trật tự. Sau Lưu Bị được mấy người phú thương làm nghề buôn ngựa ở nước Trung Sơn là Trương Thế Bình và Tô Song trợ giúp, vì thế Lưu Bị có thể duy trì trong tay một đội quân nhỏ trong vùng.

Lịch sử sau nãy cũng đã rõ, Lưu Bị bắt đầu tham gia dẹp loạn Khăn Vàng, liên minh phạt Đổng, trải qua hàng trăm trận đánh và gây dựng lên nhà Thục Hán.

Không ít thế lực hoàng thất ly khai có thực lực mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều nhưng Lưu Bị mới là người cuối cùng sống sót và giành được 1/3 thiên hạ. Đây cũng là minh chứng cho thấy bản chất của một kiêu hùng thời loạn thế.


Trái với Lưu Bị, Tào Tháo tuy không mang dòng máu Hán thất nhưng cũng thuộc dòng dõi công thần, được sinh ra trong gia đình giàu có, tiềm lực không nhỏ.

Ngoài ra, Tào Tháo lúc khởi nghiệp cũng có điều kiện tốt hơn Lưu Bị rất nhiều. Tào Hồng, Tào Nhân và Hạ Hầu Đôn không chỉ dẫn quân mà còn đem theo toàn bộ gia tài đến gia nhập với Tào Tháo.

Luận về chiến tích, Tào Tháo cả đời đánh trận đều đích thân điều binh khiển tướng, thắng nhiều thua ít. Tào Tháo dẹp Khăn Vàng, thảo phạt Đào Khiêm, diệt Lữ Bố, đánh bại Viên Thiêu,... thống nhất toàn bộ phương Bắc.

Lưu Bị dù được coi là nhân vật lợi hại nhưng có thể nói là kém hơn Tào Tháo rất nhiều về mọi mặt. Lưu Bị những lần đích thân cầm quân đều bại nhiều thắng ít, phần lớn thời gian là lưu lạc, sống nhờ khắp nơi.

Chính Lưu Bị cũng từng phải ở nhờ chỗ Tào Tháo, cũng từng bị Tào Tháo đánh đuổi tan tác.

Có người nói Lưu Bị hữu danh vô thực, điều này cũng không phải là sai, bởi thành công sau này của Lưu Bị mang đậm dấu ấn của Gia Cát Lượng.

Khi nhà Thục Hán vừa đạt tới đỉnh cao thì Lưu Bị đã sinh kiêu ngạo, tự mình dẫn quân đánh Ngô bất chấp lời khuyên của quần thần, để rồi thất bại tan tác trong ngọn lửa Di Lăng.

Tổng quan lại, Tào Tháo dựa vào chút điều kiện thuận lợi ban đầu, tự mình giành được một phần lãnh thổ rộng lớn. Còn Lưu Bị đi lên từ khó khăn nhưng khả năng đánh trận không giỏi, chỉ thành công khi có người khác giúp đỡ, cuối cùng thất bại trong sự cố chấp của chính mình.

Xem thêm: Anh Tú Trong ' Cua Lại Vợ Bầu Fshare, Tải Phim Cua Lại Vợ Bầu Full Hd

Do đó, có thể nói Tào Tháo dù chịu nhiều chỉ trích nhưng mới đích thực là kiêu hùng thời loạn thế.