Tên của doanh nghiệp không chỉ cần hay, ý nghĩa mà còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Việc đặt tên cho công ty là cả một nghệ thuật, vậy đặt tên viết tắt công ty cần lưu ý gì?

Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt

Còn tên riêng của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp tự đặt được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.Theo đó, mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp (Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất). 

Viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài


*
Cách đặt tên viết tắt công ty - 4 nguyên tắc vàng cần lưu ý (Ảnh minh họa)
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Bạn đang xem: Ltd là gì? co


Tên viết tắt doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty (theo khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp).

Không được trùng với tên viết tắt công ty khác

Một trong những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Cụ thể, các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn, trong đó có:- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký…Thêm vào đó, khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.Như vậy, không được đặt trùng tên viết tắt với doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Tên viết tắt phải có tên loại hình doanh nghiệp

Thường tên viết tắt được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, một số trường hợp thắc mắc có bắt buộc phải có đuôi JSC hay CO.,LTD không?

*

Tại Singapore, có một mô hình công ty tương tự là PTE LTD, viết tắt của từ Private Limited Liability Company, có nghĩa là công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình công ty nhỏ không phát hành cổ phiếu ra công chúng, và do cá nhân có trách nhiệm hữu hạn với vốn của công ty. Và là loại hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ hữu hạn trong phần vốn góp tại doanh nghiệp. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ tại Singapore thuộc loại này. Và cũng là hình thức Công ty phổ biển nhất ở Singapore nhờ tính linh động và ưu tiên. Pte Ltd bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sơ hữu và được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế. Quy định đối với công ty kiểu này là cổ đông không quá 50 người.

J.S.C là gì?

JSC là từ viết tắt của Join Stock Company, chỉ loại hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Số lượng chủ sở hữu tối thiểu của công ty cổ phần phải là 3, có thể là pháp nhân hay thể nhân. Vốn góp được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần (share) và người góp vốn được gọi là cổ đông (shareholder). Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu (stock). Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Một trong những lợi thế lớn của mô hình công ty cổ phần (Jsc.) là Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.

*

PLC là gì?

PLC là từ viết tắt của Public Limited Company hay gọi tắt là Public Company, có nghĩa là Công ty đại chúng. Đây là mô hình công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty (corporate governance) như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty (management).

*

Công ty đại chúng được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị trường chứng khoán, trên báo chí. Công ty đã khẳng định được danh tiếng, uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành trước.

Xem thêm: Tivi có kết nối internet - top 7 tivi kết nối mạng giá rẻ nhất chỉ từ 3

Bên cạnh đó công ty đại chúng phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Ngoài ra, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải. Như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.