Có một anh bạn lâu không gặp muốn mình “chỉ giáo” vài chiêu để xử trí vụ đối tượng Auto
CAD bị mờ
.Bạn đang xem: Làm mờ đối tượng trong cad

Tuy nhiên món này mình chưa hề kinh qua nên không thể giải quyết ngay được… nhưng sau hồi lần mò…

… cũng tìm ra nguyên nhân và chiêu thức để giúp hắn.

Bạn đang xem: Làm mờ đối tượng trong cad

Bản vẽ Auto
CAD của bạn ấy gặp lỗi thế này:

Vẽ đối tượng mới trên bản vẽ cũ thì bị mờ, hiển thị kiểu như Layer is locked. Nhưng vẫn chọn và thao tác được.

Mình đã phát hiện nguyên nhân do thông số TRANSPARENCY (độ trong suốt) của bản vẽ bị thiết lập sai.

Mục lục bài viết

Độ trong suốt của nền bản vẽ Auto
CAD

Độ trong suốt hay độ mờ của một đối tượng Auto
CAD nôm na là khả năng nhìn thấy các đối tượng khác nằm bên dưới nó. Được qui định bởi tỉ lệ 1-90%.

Thuộc tính Transparency Auto
CAD được gán cho 4 đối tượng chính: Hình ảnh (Image), Layer, Object (mọi đối tượng) và Hatch.

Giá trị là số nguyên:

-2: Theo giá trị của Block-1: Theo giá trị của Layer0: Mặc định không trong suốt1-90: Độ trong suốt theo phần trăm, giá trị càng lớn thì càng trong suốt, nói cách khác độ mờ đối tượng càng tăng.

Auto
CAD thường mặc định là -1 (by
Layer).

Khi bạn thiết lập giá trị Transparency cho 4 đối tượng nói trên trong khoảng 1 đến 90 thì nó sẽ hiển thị không như bình thường.

Vậy làm sao để kiểm tra độ trong suốt trong Auto
CAD?

Hãy click chọn đối tượng, bấm Ctrl + 1 (hoặc chuột phải Properties) để hiện thị hộp thoại Properties.Ở mục General tìm đến dòng Transparency.


*

Để kiểm tra độ mờ của tất cả Layers cùng lúc, bạn nhập lệnh LA.

Khi hộp thoại Layer Properties Manager hiển lên, kéo tìm đến cột Transparency.Bạn có thể vào tựa Transparency để sắp xếp giá trị tăng hoặc giảm dần để kiểm tra.


*

Khi tất cả các Layers đều mặc định giá trị 0 (không trong suốt) nhưng…

Đối tượng vẫn bị mờ khi vẽ mới

Trường hợp này tương tự như rắc rối mà của ông bạn mình đã gặp phải.

Bạn có thể click vào nền bản vẽ. Sau đó Ctrl + 1 để kiểm tra.

Để thiết lập lại độ mờ cho đối tượng bạn có thể tùy chỉnh trên hộp thoại Properties hoặc bảng quản lý Layers như trên.

Riêng độ trong suốt mặc định khi vẽ đối tượng mới bạn có thể thiết lập ở biến hệ thống: CETRANSPARENCY.

CETRANSPARENCY và nhập -1 để mặc định theo Layer.Hoặc chọn tab Format/Transparency trên menu.

Độ mờ của hình ảnh và Hatch

Ngoài cách tùy chỉnh gián tiếp cho đối tượng đã tồn tại bằng Proterties. Bạn có thể gán trực tiếp khi tạo Hatch như hình dưới:


*

Hoặc gán cho tất cả các loại Hatch khi vẽ mới bằng biến hệ thống: HPTRANSPARENCY.

Giá trị nhập cũng tương tự biến CETRANSPARENCY.

Với các ảnh Raster Image (chèn bằng cách Insert) bạn có thể dùng lệnh TRANSPARENCY. Trong đó:

On: Bật tính trong suốt để các đối tượng nằm phía dưới ảnh thấy được.Off: Tắt tính trong suốt để các đối tượng nằm phía dưới ảnh không thấy được.

Transparency cho đối tượng tạo bằng Tool Palettes

Auto
CAD có một tính năng rất hay là Tool Palettes. Công cụ này cho phép sử dụng các block, hatch mẫu từ thư viện của Auto
CAD.

Có rất nhiều lựa chọn phù hợp với hầu hết các ngành như kiến trúc, kết cấu, điện, nước, nội thất,…

Tuy nhiên nếu cấu hình không đủ mạnh thì nó sẽ ngốn khá nhiều tài nguyên PC. Cá nhân mình ít khi dùng tới.

Nếu bạn đang sử dụng Tool Palettes thì cũng nên lưu ý đến độ mờ.

Ở đây, mình muốn nhắc đến 1 biến hệ thống khác: PALETTEOPAQUE 

Có các giá trị:

0: Bật tùy biến độ trong suốt của palettes1: Tắt tùy biến độ trong suốt của palettes

Ngoài ra còn có giá trị 2 và 3 liên quan đến tính hợp đồ họa phần cứng trên máy tính của bạn.

Lời kết

Đối tượng Auto
CAD bị mờ không chỉ do thiết lập độ trong suốt mà còn nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu lỗi bạn đang gặp do thông số transparency thì hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Dùng để chỉ các đối tượng được lập đi lập lại nhiều lần trong bản vẽ (Block Library – thư viện Block). Khi tận dụng triệt để các tính năng của Block giúp chúng ta quản lý bản vẽ một cách hiệu quả, tăng tốc độ vẽ và hạn chế tối đa sai sót.

Cách tạo Block

- Dùng lệnh B > Enter để mở cửa sổ Block.

 

*

 

Thẻ Name: Nhập tên của block mà bạn muốn tạo.Thẻ Base point > Lựa chọn Pick point để Pick trực tiếp lên đối tượng để lựa chọn điểm chèn gốc.Thẻ Objects>Lựa chọn Select Object: Để lựa chọn đối tượng bằng cách quét chọn đối tượng.Thẻ Behavior:

Lựa chọn Annotative: Lựa chọn Block hỗ trợ sang Layout.

Lựa chọn Allow exploding: Cho phép phá khối Bock khi cần

Thẻ Setting:

Mục Bock Unit: Lựa chọn đơn vị cho Block

Mục Open in block editor: Cho phép mở cửa sửa đối tượng Block.

 

Lưu ý: Tên đặt nên theo hệ thống để dễ quản lý (VD: Cột 200x200 có thể đặt C20x20…)Điểm gốc nên chọn các điểm đặc biệt để dễ di chuyển (VD: điểm góc, tâm,…)Đơn vị nên thống nhất với đơn vị đang thiết lập trong Unit
Khi copy Block qua File khác phải cùng hệ đơn vị.

 

2. Chèn Block

 

- Khi tạo xong Block, ta có thể copy Block để sử dụng lại hoặc chèn bằng lệnh insert

- Nhập lệnh: i > Enter

 

*

- Tại cửa sổ Name, tìm tên Block muốn chèn > OK và đặt vào vị trí cần chèn trong bản vẽ.

- Nếu bạn đặt tên Block theo hệ thống, điểm đặt hợp lý và đơn vị thống nhất thì sẽ dễ dàng quản lý, còn nếu chưa hợp lý thì xem lại lưu ý phần tạo Block nhé!

 

3. Hiệu chỉnh Block

 

- Cách đơn giản nhất để hiệu chỉnh Block là Double click vào Block cần hiệu chỉnh > OK

 

*

 

- Lúc này máy sẽ chuyển giao diện vào trong Block (chỉ có đối tượng Block trong này) ta có thể hiệu chỉnh bình thường như thao tác ngoài Model. Khi hiệu chỉnh xong chọn thẻ Close Block... lựa chọn lưu hay không lưu các thay đổi vừa hiệu chỉnh.

 

*

 

- Ngoài ra chúng ta có thể hiệu chỉnh Block trực tiếp ngoài Model mà không cần vào Block. Cách này làm các đối tượng xung quanh bản vẽ mờ đi, giúp ta hình dung trực quan hơn khi hiệu chỉnh. (VD: khi bạn muốn dời Block cột cho khớp với mặt bằng dầm, muốn dời Block cửa ngay vị trí cột…).

Thao tác: Bấm chuột phải vào Block > Chọn Edit Block In-place> OK

 

*

*

 

Lưu ý: các nút “+”, “-“ để thêm, bớt các đối tượng vào Block đã tạo sẵn. Khi hiệu chỉnh xong các bạn lựa chọn Save hoặc Close (không lưu hiệu chỉnh) để đóng Block.

 

4. Đổi tên Block

 

- Dùng lệnh RENAME: REN > ENTER

- Tại mục Objects chọn Block, phần Items chọn tên Block muốn đổi > nhập tên mới tại mục Rename To:

 

*

 

Lưu ý: Tên mới không được trùng với tên Block đã có sẵn.

5. Đổi điểm đặt, thay thế Block

 

Cách đơn giản nhất để đổi điểm đặt trong Block là thay thế Block cũ bằng Block mới có điểm đặt chuẩn.

Cách làm: Chọn Block > Nổ Block ra bằng lệnh Explode: X > Enter. Sau đó chọn đối tượng Block lại > chọn điểm đặt mong muốn > phần tên Block chọn trùng với tên Block cũ > lựa chọn ghi đè (Redefine Block).

Ngoài ra ta có thể sử dụng Autolisp để chọn lại điểm đặt cho Block, phần này mình sẽ hướng dẫn trong bài viết về Autolisp.

6.Các lưu ý khi Copy Block, đổi tên Block hàng loạt

 

Khi copy Block qua 1 bản vẽ khác ta cần lưu ý các nội dung sau để tránh bị nhảy Block:

- Hệ đơn vị giữa các bản vẽ phải cùng nhau. Nhập lệnh UN>Enter để kiểm tra bản vẽ đang ở đơn vị nào: milimeter, inches…

Tên Block không được trùng nhau, nếu trùng nhau thì phải đổi tên Block trước khi copy vào. Tuy nhiên, khi copy nhiều Block cùng 1 lúc vào bản vẽ mới ta không thể kiểm soát và đổi tên từng Block trước khi copy dẫn đến lỗi bản vẽ. Lúc này bạn có thể thử cách đổi tên tất cả Block hàng loạt sau:

- Dùng lệnh RENAME: REN>Enter

 

*

 

- Tại Old Name bạn nhập: *

- Tại Rename To bạn nhập: Nội dung* (VD: tmec.edu.vn-* lúc này tất cả Block trong bản vẽ của bản sẽ đổi thành tên mới theo quy tắc: tmec.edu.vn-TÊN BLOCK CŨ). Bạn cũng có thể thêm ngày, ký tự cá nhân hóa… để tránh trùng lặp khi copy qua bản vẽ của người khác nhé, nhưng nhớ thêm cho hệ thống để dễ chèn và quản lý.

Xem thêm: Cách Dạy Trẻ Nhận Biết Chữ Số, Thật Dễ Dàng Cha Mẹ Nên Áp Dụng

Ngoài các nội dung trên, khi triển khai bản vẽ chúng ta còn dùng Block động, hệ thống thư viện Block có sẵn cho từng bộ môn, cách quản lý Block hiệu quả theo từng bản vẽ,… Các nội dung này tmec.edu.vn xin đề cập ở các bài viết sau, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm.