Nếu chọn được một cổ phiếu tốt khi đầu tư chứng khoán thì cơ hội bạn có được lợi nhuận sẽ cao hơn. Nhưng đâu là cách chọn cổ phiếu tốt? Dưới đây, DNSE sẽ giới thiệu cho bạn 6 tiêu chí chọn cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết. Ngoài ra, bài viết cũng hướng dẫn bạn cách áp dụng các tiêu chí này để lọc ra các cổ phiếu tiềm năng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bạn đang xem: Cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng

*
Cách chọn cổ phiếu tốt trong đầu tư

Thế nào là cổ phiếu tốt?

Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có khả năng tăng giá, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Việc xác định một cổ phiếu tốt để đầu tư không phụ thuộc vào thị giá của nó cao hay thấp. Nếu như cổ phiếu đang có thị giá cao, ví dụ như cổ phiếu FPT và vẫn có khả năng tăng giá thì đây được coi là cổ phiếu tốt. Ngược lại, có những cổ phiếu giá rẻ chỉ 5.000, 10.000 nhưng không có tiềm năng tăng giá trong tương lai thì cũng không thể kết luận chúng là cơ hội đầu tư “ngon ăn”.

Để tìm được một cổ phiếu tốt cần tốn rất nhiều thời gian, công sức và đây là một bài toán đau đầu với nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ cung cấp một bộ tiêu chí cách chọn cổ phiếu tốt để bạn có thể áp dụng. Lưu ý, đây chỉ là một trong nhiều cách lựa chọn và chỉ phù hợp với phong cách phân tích cơ bản. Hãy tham khảo thêm những cách khác để có được quyết định chính xác nhất.

Cách chọn cổ phiếu tốt

Tiêu chí 1: Vốn hóa thị trường > 1.000 tỷ đồng

Vốn hóa thị trường là tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp. Tiêu chí giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn 1.000 tỷ đồng sẽ giúp hạn chế những cổ phiếu có thị giá quá thấp (thường có tính rủi ro cao hơn), hoặc những cổ phiếu có số lượng lưu hành ít (dễ bị thâu tóm, đầu cơ bởi một nhóm người). Chỉ tiêu này có thể khiến bạn bỏ lỡ một vài cổ phiếu của các doanh nghiệp tiềm năng nhưng có vốn hóa thấp. Tuy nhiên, những cơ hội bạn bỏ lỡ sẽ ít hơn những rủi ro mà bạn có thể gặp phải.

Tiêu chí 2: Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio) > 1.5

*
Tỷ lệ thanh toán hiện hành là yếu tố quan trọng để đánh giá cổ phiếu

Chỉ số thanh toán hiện hành được tính theo cách sau:

Giá trị tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, các khoản phải thu,… Chỉ số này càng cao thì càng khẳng định khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư không phải lo về chi phí nợ vay hay lãi vay kể cả trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.

Tiêu chí 3: Tăng trưởng EPS nằm trong khoảng từ 10% – 30% so với năm trước

Chỉ số EPS được dùng để phản ánh lợi nhuận mà công ty thu được trên mỗi cổ phiếu. Mức tăng trưởng EPS nằm trong khoảng 10% đến 30% là một con số hợp lý. Mức này vừa đảm bảo doanh nghiệp có tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế tốt, vừa bỏ qua được những công ty có lợi nhuận quá đột biến (có thể do thủ thuật làm báo cáo tài chính hoặc do có nguồn thu đột biến nằm ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh).

Tiêu chí 4: P/E

Chỉ số P/E phản ánh mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra để thu về một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. P/E bằng khoảng 12 là mức chung toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Việc lọc ra các cổ phiếu có P/E thấp hơn 12 tạo ra cơ hội mua các cổ phiếu đang được thị trường định giá rẻ. Bạn sẽ có nhiều cơ hội bán chúng với giá cao hơn khi các cổ phiếu này tăng.

Tiêu chí 5: Khối lượng giao dịch trung bình ngày > 1 triệu cổ phiếu

*
Khối lượng giao dịch lớn giúp giảm thiểu rủi ro

Mức khối lượng giao dịch trung bình lớn hơn 1 triệu đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu. Tiêu chí này sẽ lọc ra những cổ phiếu mà bạn dễ dàng mua bán trên thị trường, tránh tình trạng mua cổ phiếu nhưng không bán được do “trắng bên mua”.

Tiêu chí 6: Trả cổ tức đều đặn

Việc mua cổ phiếu đang được định giá thấp đòi hỏi nhiều kiên nhẫn vì có thể thị trường sẽ cần 1 khoảng thời gian dài để nhận ra cổ phiếu này. Nếu như công ty trả cổ tức tốt, nhà đầu tư vẫn sẽ có nguồn thu nhập trong khi chờ cổ phiếu tăng giá.

Tìm cổ phiếu tốt như thế nào?

Có rất nhiều nơi để bạn tìm kiếm những cổ phiếu phù hợp với các tiêu chí trên. Có thể kể đến như: Fireant, Simplize,… Trong bài viết này, DNSE sẽ giới thiệu tới bạn công cụ sàng lọc cổ phiếu trên Investing.

Bước 1: Truy cập vào trang Sàng lọc cổ phiếu của Investing

Bước 2: Lựa chọn các tiêu chí như đã được đề cập bao gồm:

Vốn hoá thị trường
Khối lượng trung bình 3 tháng
Tỷ số P/EEPS TTM so với TTM 1 năm trước (đo lường mức độ tăng trưởng EPS trong 12 tháng gần nhất với TTM là viết tắt tắt cho Trailing Twelve-month)Tỷ số thanh toán hiện thời (MRQ)

Sau đó thiết lập số liệu cụ thể như hình dưới:

*
Giao diện thiết lập sàng lọc cổ phiếu

Công cụ bộ lọc của Investing sẽ lọc ra một danh sách các cổ phiếu thỏa mãn những tiêu chí trên, bạn có thể kéo xuống dưới để biết được những cổ phiếu này.

*
Các doanh nghiệp thoả mãn sàng lọc được liệt kê dưới dạng danh sách

Để biết được tiêu chí thứ 6, liệu các doanh nghiệp này có trả cổ tức đều đặn hay không, bạn có thể tham khảo thông tin về cổ tức trên Vietstock. Lấy ví dụ về cổ phiếu Nhựa Bình Minh (BMP):

*
Thông tin chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Có thể thấy, công ty Nhựa Bình Minh trả cổ tức khá đều đặn bằng tiền mặt. Mức cổ tức nhà đầu tư nhận được dao động trong khoảng từ 3.000 – 4.000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Đây là mức cổ tức khá hấp dẫn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Kết luận

Trên đây, DNSE đã cung cấp cho bạn một trong những cách chọn cổ phiếu tốt theo 6 tiêu chí quan trọng. Những tiêu chí này chỉ mang tính tham khảo và bạn có thể tự điều chỉnh các thông số của chúng sao cho phù hợp với phương pháp đầu tư của bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến thêm các ý tưởng đầu tư để giúp bạn tìm được cổ phiếu tiềm năng.

Việc lựa chọn các cổ phiếu nên mua luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường chứng khoán, bởi lẽ ai cũng muốn mình sở hữu một tài sản giá trị với khả năng sinh lời hiệu quả và bền vững theo thời gian. Bên cạnh việc tìm kiếm tham vấn trợ giúp từ các chuyên gia tài chính hoặc các khóa học chứng khoán chuyên sâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số tiêu chí đánh giá và lựa chọn các cổ phiếu nên mua trên thị trường hiện nay.

*

Thế nào là một cổ phiếu tiềm năng?

Cổ phiếu tiềm năng là cổ phiếu có khả năng tăng giá và đem đến lợi nhuận cho nhà đầu tư. Theo như định nghĩa này, dù cổ phiếu có mức vốn hóa lớn hay nhỏ cũng đều có thể trở thành một cổ phiếu tiềm năng. Theo Benjamin Graham – cha đẻ của chiến lược đầu tư giá trị - thì có 7 tiêu chí để chọn đúng cổ phiếu và cách nhận biết các cổ phiếu nên mua, trong đó có 6 tiêu chí phù hợp để áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Tỉ lệ Tổng nợ vay/Tài sản ngắn hạn

Tiêu chí đầu tiên phản ánh khả năng sinh lời và mức độ an toàn của một cổ phiếu chính là vay nợ thấp, yếu tố này thường đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là khi nền kinh tế có biến động theo hướng tiêu cực.

2. EPS > 0 (dương) trong vòng 5 năm trở lại đây

EPS (Earnings per share) là chỉ số đại diện cho mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trên một cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Chỉ số này là một trong những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận và đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai nên thường được sử dụng để lựa chọn cổ phiếu.

3. P/E

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu, hoặc có thể hiểu là mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp đó. P/E cao cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu có xu hướng cao hơn trong tương lai, tuy nhiên chỉ số này quá cao có thể cho thấy nguy cơ thổi phồng giá cổ phiếu lên quá mức.

4. P/B

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) được áp dụng trong so sánh giá của cổ phiếu với giá trị sổ sách của chính cổ phiếu đó. Trong trường hợp P/E có thể gây nhầm lẫn khi doanh nghiệp thu lợi nhuận bất thường từ thu nhập tài chính, thanh lý tài sản… thì P/B có thể khắc phục được tình trạng này vì dựa trên giá trị sổ sách gần nhất. Chỉ số này thực sự có ích khi nhà đầu tư cần xem xét các công ty tài chính hoặc những doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao do các công ty này có giá trị tài sản tương đối lớn.

5. Chỉ số thanh toán hiện hành > 1.5

Bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn, nhà đầu tư có thể biết được chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp - chỉ số thể hiện khả năng thanh toán nợ đáo hạn trong thời gian dưới 1 năm của doanh nghiệp. Chỉ số càng cao cho thấy năng lực thanh toán nợ của doanh nghiệp càng cao.

6. Chi trả cổ tức đều đặn

Các phương pháp chọn cổ phiếu nên mua cho nhà đầu tư mới

Có nhiều cách chọn lọc để tìm ra những cổ phiếu nên đầu tư, hãy cùng tìm hiểu một vài phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất phù hợp với những nhà đầu tư mới:

Phương pháp lọc cổ phiếu giá trị

Phương pháp này được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi tính đơn giản, dễ thực hiện và dựa trên giá trị thực của cổ phiếu so với thị trường. Do đó, kết quả mang lại thường tương đối chính xác và phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư. Phương pháp này dựa vào một số yếu tố sau:

Vốn hóa thị trường
Chỉ số ROA, ROEChỉ số P/E, P/BTỷ suất lợi tức

Bên cạnh các yếu tố trên, nhà đầu tư cũng cần xem xét các khía cạnh khác của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về tiềm năng và rủi ro khi chọn cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Phương pháp lọc cổ phiếu theo ngành

Đối với phương pháp này, nhà đầu tư dựa trên các tiêu chí của nhóm ngành mình tham gia đầu tư để chọn lựa ra các mã cổ phiếu tiềm năng. Phương pháp này nhằm giúp nhà đầu tư thu nhỏ được phạm vi chọn lọc, đơn giản hóa phân tích và tiết kiệm thời gian. Một số tiêu chí lọc cổ phiếu theo ngành gồm có:

Nhóm ngành hoạt động kinh doanh tốt
Chỉ số ngành trên bảng giá chứng khoán
Cổ phiếu giá trị hoặc cổ phiếu tăng trưởng tùy vào chiến lược đầu tư

Theo phương pháp này, nhà đầu tư cần nắm vững kiến thức ngành để có được lợi thế đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận.

Phương pháp lọc cổ phiếu theo giá

Để có cái nhìn thực tế nhất, nhà đầu tư dựa vào giá cổ phiếu trong quá khứ và phân tích trên bản đồ. Đặc biệt cần lưu ý sử dụng những chỉ số liên quan đến giá nhằm nhận định đánh giá mức độ đáp ứng của giá cổ phiếu đối với các tiêu chí của mình.

Khi sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần thu thập tìm kiếm những dữ liệu về giá để lọc theo những tiêu chí mình đề ra, qua đó đánh giá xu hướng giá của cổ phiếu và nhận định nguyên nhân tăng giảm giá cổ phiếu, từ đó đưa ra dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.

Phương pháp lọc cổ phiếu tăng trưởng

Một cổ phiếu được nhận định là cổ phiếu tăng trưởng khi được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với tốc độ trung bình của thị trường.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một cổ phiếu tăng trưởng là nhà đầu tư loại cổ phiếu này không được chia cổ tức, nguyên là do doanh nghiệp sử dụng toàn bộ thu nhập cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

Một dấu hiệu nữa là cổ phiếu tăng trưởng thường đến từ các nhóm ngành mới có triển vọng phát triển cao như ngành hàng tiêu dùng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… với nhiều khả năng đổi mới nhất.

Một số tiêu chí lọc cổ phiếu theo phương pháp cổ phiếu tăng trưởng:

Giá trị vốn hóa hơn 500 tỷ đồng Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong 4 quý gần nhất trên 25% Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong quý gần nhất trên 25% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất trên 20% Chỉ số ROE trên 15% Chỉ số ROA trên 20

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần chú ý đến chu kỳ tăng trưởng của cổ phiếu, dòng tiền dùng để chi trả cổ tức và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

*

Liệu rằng có một công thức đầu tư chứng khoán dành chung cho tất cả mọi người?

Phương pháp lọc cổ phiếu theo chỉ số định giá

Phương pháp này phù hợp với nhà đầu tư khi cần lọc cổ phiếu có số lượng ít hoặc dưới 10 phiếu. Nhà đầu tư cũng thường sử dụng phương pháp này cho việc định giá cổ phiếu và so sánh các cổ phiếu trong cùng một nhóm ngành.

Một vài phương pháp có thể được dùng để chọn lọc cổ phiếu như:

- Phương pháp định giá PE: dựa vào tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập, đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập tạo ra trên mỗi cổ phiếu.

- Phương pháp định giá PB: sử dụng chỉ số thể hiện tỷ lệ giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp, qua đó cho thấy chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu 1 đồng vốn sở hữu doanh nghiệp.

- Phương pháp định giá DCF: định giá theo các tiêu chí lọc cổ phiếu theo dòng tiền tự do của doanh nghiệp.

Xem thêm: Địa Điểm Du Lịch Châu Đốc (An Giang): Kinh Nghiệm Trọn Bộ 2021

Xem lại: Chứng khoán cơ bản: Cách dùng chỉ số P/B và P/E

Một số lưu ý khi lọc cổ phiếu

Trên thực tế, không có một công thức nào tuyệt đối chính xác hoặc hiệu quả trong việc đánh giá và chọn lọc các cổ phiếu nên mua. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và những đặc tính nhất định phù hợp với từng hoàn cảnh và cá nhân nhất định. Sau khi chọn lọc và xác định các cổ phiếu nên mua, nhà đầu tư cần tiến hành định giá cổ phiếu để tìm kiếm thời điểm thích hợp cho việc mua bán giao dịch. Phương pháp phân tích kĩ thuật thường được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong xác định điểm mua/bán cổ phiếu phù hợp.