(VTC News) -

Khi sếp hoặc ai đó giận dữ hét vào mặt bạn, bạn nên làm gì, nói gì để điều chỉnh cảm xúc, thái độ của họ mà không đánh mất sự tự tôn?


Nếu người đối diện đang mất bình tĩnh, cáu bẳn hoặc giận dữ, bạn có thể xoa dịu hoặc khiến họ phải thay đổi thái độ bằng cách mẹo tâm lý dưới đây.

Bạn đang xem: Cách làm người khác hết giận

Thể hiện sự thấu hiểu và lắng nghe

 

Để xoa dịu không khí căng thẳng và khiến người đối diện bình tĩnh hơn, bạn cần có sự đồng cảm. Hãy động viên họ rằng: "Đúng là không dễ dàng với cậu”. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn đau đầu về công việc mới, hãy nói: “Làm quản lý của một công ty lớn như vậy hẳn không dễ dàng gì”. Không nên chỉ nói là “Tôi hiểu”, có một cách tốt hơn lànói: “Kể tôi nghe đi” để giúp người đó giải tỏa nỗi lòng.

Cách nói với người phách lối

 

Khi bị ai đó thúc ép làm gì, bạn nên suy nghĩ để đưa quyết định hay cách giải quyết công việc tốt nhất. Thay vì né tránh sự thúc giục, nóng nảy của người kia hay ngay lập tức gạt vấn đề của họ qua một bên, bạn nên nói: “Tôi cần thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, chắc hẳn bạn không muốn tôi mắc sai lầm chứ?”.

Tỏ ra vui vẻ khi ai đó hét vào mặt bạn

Đó có thể là sếp của bạn, nhưng hãy nhớ rằng không ai có quyền đối xử tệ với bạn. Hãy nói rõ rằng bạn sẽ chỉ nói chuyện khi họ đã bình tĩnh và hãy cư xử lịch sự. Có thể nói: "Tôi hiểu là anh đang rất bực, nhưng tôi không muốn anh cứ quát lên như vậy".

Đừng nói "xin lỗi, nhưng..."

Thay vì nói “Xin lỗi, nhưng...”, hãy nói rằng bạn sẵn sàng thảo luận về mọi thứ. Đổ lỗi không phải là giải pháp, bạn nên tìm ra cách nói mang tính xây dựng, ví dụ: “Anh nói đúng. Tôi sẵn sàng thảo luận về sai lầm của mình mà không phải cãi nhau như thế”.

Tránh xa kẻ hung hăng

Những người đang quá nóng giận có thể nói rằng bạn thật ngu ngốc và dẫn đến cãi vã nếu bạn đáp lại bằng thái độ bực tức tương tự. Bạn có thể nói: “Nếu anh còn như thế, tôi sẽ không nói chuyện nữa. Tôi cần có sự tôn trọng và anh cũng thế đúng không?".

Tỏ ra hài hước 

 

Hàng xóm của bạn khá thô lỗ và lúc nào cũng phàn nàn về nhà bạn. Lần sau, hãy cố gắng mỉm cười và pha trò: "Tôi có ngốc đâu mà làm thế, tôi chỉ đang tiết kiệm năng lượng của mình thôi!”. Tuy nhiên, bạn phải nói thật khéo léo để người đối diện không nghĩ mình bị mỉa mai.

Yêu cầu tôn trọng 

Nếu có một người luôn chỉ trích mọi thứ, kể cả bạn và bạn cảm thấy như mình đã làm đủ, việc la mắng sẽ không giúp ích được gì. Trước tiên, hãy gọi tên của người đó, yêu cầu tạm dừng và hỏi: “Bạn có thể tôn trọng cảm xúc của tôi không?".

Hỏi xem họ có cần bạn giúp không

 

Nếu có một người cảm thấy lo lắng, bực bội quá mức, đừng cố đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho họ. Tốt hơn bạn nên hỏi: "Tôi có thể giúp gì cho bạn không?".

Cách nói để thỏa hiệp

Để thỏa hiệp với một đồng nghiệp, hãy nói về cả hai bạn. Sử dụng cụm từ “Cả hai chúng ta cần phải làm” để thể hiện rằng bạn muốn chia sẻ trách nhiệm và không đổ lỗi chỉ cho một người. Ví dụ, nếu bạn đang thảo luận với đồng nghiệp về việc một phần nhiệm vụ của anh ta không được hoàn thành tốt, bạn có thể nói: “Cả hai chúng ta cần cố gắng hết sức để có được kết quả tốt”. Cách nói này cũng hiệu quả trong các mối quan hệ riêng tư khác.

Đề nghị tạm dừng khi không thể thống nhất

 

Bạn vẫn bình tĩnh, thẳng thắn và không đổ lỗi nhưng người kia vẫn cư xử như một đứa trẻ hư. Trong trường hợp đó, hãy dừng cuộc nói chuyện, đợi đến ngày mai hoặc thậm chí tuần sau. Bạn có thể nói: "Vì chúng ta không thể thống nhất và tìm ra giải pháp, chúng ta có thể tiếp tục cuộc nói chuyện vào một ngày khác để nghĩ ra các lựa chọn tốt hơn".

Cách làm người khác hết giận? Một lời xin lỗi đôi khi là chưa đủ. Khi bạn làm ai đó giận bạn phải làm gì để họ không còn giận bạn nữa. Đây là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách làm người khác hết giận nhé.


1. Cách làm người khác hết giận

Đôi khi trong cuộc sống chúng ta khiên cho những người xung quanh giận dỗi. Cho dù vô tình hay cố ý điều đó cũng không nên xảy ra. Vậy làm cách nào để làm cho đối phương hết giận, bỏ qua lỗi lầm của bạn? Để làm ai đó hết giận bạn cần có các yếu tố chính bao gồm: Bình tĩnh phân tích, Thái độ chân thành, hành vi tích cực, đúng cách, đúng lúc, và linh hoạt.

Bạn cần hiểu rằng mỗi người có một cá tính khác nhau, mềm nắn, rắn buông. Bạn hiểu được đối phương là ai, mức độ phạm lỗi của bạn đến đâu sẽ dẫn đến cách hành vi tương ứng. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích kỹ hơn về các yếu tố này.

1.1 Bình tĩnh phân tích.

Thông thường khi bạn làm ai đó giận nếu không phải từ sự vô tình, thì nguyên nhân sẽ là có sự xung đột. Vì vậy động tác số 1 để có thể làm người khác hết giận đó là bình tĩnh phân tích. Bạn cần nhìn nhận lại vấn đề một cách nghiêm túc. Xem xét vấn đề thực sự nằm ở đâu, bạn đã làm sai gì, việc đó ảnh hưởng như thế nào đối với đối phương.


Động tác này cho phép bạn đánh giá được mức độ nghiêm trọng của sự việc. Đồng thời bạn sẽ định hình được bạn nên làm gì, ngay lập tức xin lỗi, hay cần có thời gian. Thái độ dứt khoát hay nhẹ nhàng nửa thật nửa đùa. Và tất nhiên nó cũng giúp bạn làm chủ được cảm xúc nóng giận của chính mình. Chuẩn bị tâm lý để đối mặt với diễn biến tiếp theo.

*

1.2 Thái độ Chân thành

Ồ Thái độ luôn quyết định đến thành công của cuộc đời bạn. Đặc biệt khi bạn làm người khác giận, một thái độ xin lỗi chân thành là vô cùng quan trọng. Động tác này khiến cho đối phương cảm nhận được bạn đang nghiêm túc nhận lỗi. Không chỉ vậy thái độ chân thành khiến giảm bớt sự nóng giận của người đối diện.

Con người là động vật có xu hướng bắt trước. Khi bạn chân thành với ai đó họ sẽ giảm sự ngờ vực và có xu hướng chân thành lại với bạn. Khi bạn đã khiến họ cảm thấy có sự an toàn và “thế ở trên”, tự nhiên họ sẽ nhún nhường. Vậy hãy thật chân thành khi bày tỏ sự hối lỗi của mình. Sự chân thành ở đây gồm 2 yếu tố, lời nói và cử chỉ. Cường độ nói, tốc độ nói, kết hợp với cử chỉ phù hợp sẽ đốn tim người đối diện.

*

1.3 Hành vi tích cực

Hành vi tích cực là gì? Cách làm người khác hết giận là kết hợp giữa cử chỉ thân thiện, lời nói chân thành và hành vi tích cực. Hành vi khác với cử chỉ, cử chỉ để chỉ những động tác, còn hành vi là việc bạn làm. Bạn cần phải có những hành động để chứng minh sự thiện chí của mình. Đôi khi không cần phải xin lỗi, một hành động đúng lúc là cách để xoá tan mọi lỗi lầm.

Nếu bạn không thể nói lời xin lỗi, hành vi tích cực là cách thay thế hữu hiệu. Đối phương sẽ hiểu bạn đang muốn xin lỗi, muốn làm lành. Quan trọng nhất là đúng lúc và đúng thời điểm. Không phải cứ xin lỗi cứ có thái độ tích cực là được chấp nhận hãy thực sự xem xét thời điểm làm điều đó.

*

2. Một số lời khuyên tham khảo khác.

Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể làm người khác hết giận. Có thể nó không khác nhiều với những gì tôi vừa chia sẻ nhưng nó cũng có thể giúp bạn có được cách nhìn gì đó khác hơn.

Hành động thay vì chỉ nói câu xin lỗi

Bạn đã nói xin lỗi chưa? Nếu rồi mà người ta vẫn tỏ thái độ với bạn thì hãy đổi ngay phương pháp nhé. Cách làm người khác hết giận sao cho đúng cách đó là cung cấp sự bồi thường là nỗ lực khôi phục lại sự cân bằng thông qua các hành động đền bù. Nói đền bù ở đây ví dụ như đền bù thiệt hại chuyện bạn gây ra khiến người ta giận. Hãy thể hiện sự hối lỗi của bạn thông qua những hành động thể hiện sự chân thành, hối hận. Rồi nó sẽ được đền đáp.


Liên quan: Những câu không nên nói

*

Họ thuộc type người nào?

Bằng trực giác, các nhìn nhận của bạn. Hãy nghĩ xem họ thuộc kiểu người nào? Và khi đã xác định được bạn sẽ chọn được cách làm người khác hết giận hiệu quả nhất.

Nếu là người vui tính: Để làm đối tượng này hết giận chắc chắn là đơn giản nhất. Tuy vậy ai cũng có suy nghĩ nội tâm. Hãy bày tỏ chân thành lời xin lỗi của bạn pha thêm chút gần gũi, vui vui tuy vậy đừng làm lố quá bởi họ sẽ nghĩ bạn đang diễu cợt họ.

Người khó tính: cũng như trên. Dù là người nào đi nữa thì đã giận thì vẫn là giận thôi. Hãy tiếp cận họ một cách nhanh nhất, không nên để lâu vì những người này rất hay để ý đến từng hành động của bạn. Bồi thường nếu đó là thiệt hại bạn gây ra.

Người sống khép kín: Hãy từ từ tiếp cận họ. Nên chọn nơi xin lỗi họ ở không gian nơi chỉ có 2 người. Xin lỗi trân thành.

*

Một số điều khi xin lỗi nên nhớ

Trong quá trình xin lỗi người khác thái độ là yếu tố quyết định đến việc bạn có được tha thứ hay không. Nếu bạn không thực sự trân thành việc xin lỗi thường không mấy hiệu quả. Hãy thực sự nghiêm túc và chân thành với lời xin lỗi của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi xin xỗi trong cách làm người khác hết Giận


Xin lỗi càng nhanh càng tốt. Ngay lập tức tỏ xa mình có lỗi và nhận sai ngay khi có thể. Khi thời gian qua và các yếu tố ngoại cảnh tác động vào lời xin lỗi lúc này không thực sự có hiệu quả. Có thể bạn được chấp nhận, nhưng suy nghĩ của người đối diện không còn tuyệt vời nữa.Cử chỉ chân thành: Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạnTỏ ra có trách nhiệm: Tỏ ra có trách nhiệm với lỗi lầm và cam đoan ngừng nó. Đừng bày tỏ thái độ kiểu, thôi được rồi tôi biết lỗi được chưa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Mở Tab Ẩn Danh Trên Google Chrome, Cốc Cốc, Safari Và Iphone

Không nói nhưng: Mọi thứ đều đúng khi từ nhưng xuất hiện. Không nói rằng” tôi xin lỗi vì đã…nhưng…” Tôi biết sai “Nhưng”Nâng tầm đối phương: Khi bạn có lỗi bạn hãy thể hiện mình là người lép vế, nhúng nhường, và cần được ban phát sự tha thứ. Đề cao tầm quan trọng của người đó đối với cuộc sống của bạnNên gặp trực tiếp, mặt đối mặt

Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.

Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm
1Thương hiệu cá nhân là gì